Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Dear Sir/Madam,

I am Attorney Nguyen Van Dai, freshly released from jail in communist Vietnam after four years of incarceration following a trial where I was unjustly and falsely charged with crimes as defined in Article 88 of the Criminal Code of Vietnam.  This despite the fact that everything I did was legal in accordance with Article 69 of the Vietnamese Constitution of 1992 and quite in line with the stipulations of Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights.

Although I was just recently allowed to rejoin my family and society, I feel sorry to have to witness the upcoming trial of Doctor of Laws Cu Huy Ha Vu, again on the basis of Article 88 of the Criminal Code of Vietnam, currently scheduled for 4 April 2011.  I have studied very carefully the indictments that the Hanoi Procuracy intends to charge Doctor Vu with, all the accompanying documents and evidence that they are adducing in order to convict the defendant Cu Huy Ha Vu are totally ungrounded.  These are all baseless as the contents of what Dr. Cu Huy Ha Vu has to say in his written articles or [international radio] interviews are all reflections of reality as has happened and is happening in Vietnam today. 

The fact that Dr. Vu calls for the abolition of Article 4 of the Vietnamese Constitution and asks for a pluralistic and multiparty regime is merely the urging of conscientious and responsible citizen.  Article 4 of the Vietnamese Constitution enshrines the right of the Vietnamese Communist Party to lead the nation whereas it should be equal before the law, not merely in the Constitution but also in other legal dispositions applicable to its case.  Whenever a Vietnamese citizen realizes that whatever disposition stipulated in the Constitution or the law of the land is no longer in sync with the economic, political, cultural and social development of the country, he has the right to ask for an amendment or even its abolition. 

Furthermore, in my view and in the view of very many lawyers and legal experts, Article 88 of the Criminal Code of Vietnam is unconstitutional and violates the stipulations of the International Covenant on Civil and Political Rights.  The fact that the Vietnamese authorities have tried and incarcerated dozens of patriotic Vietnamese citizens in recent years and are preparing to try Doctor of Laws Cu Huy Ha Vu next 4 April 2011 on the basis of Article 88 of the Criminal Code of Vietnam represents a gross violation of the Vietnamese Constitution, of the Universal Declaration of Human Rights, and of the International Covenant on Civil and Political Rights.

The Vietnamese authorities have chosen to disregard all appeals by international human rights organizations and the governments of a number of countries, to free political prisoners and Dr. Cu Huy Ha Vu.  This is an unacceptable act of defiance at a time when they wish to lead Vietnam onto the path to international integration and befriending other nations.

Vietnam has gone through many decades of war and the Vietnamese people have undergone uncounted and unimaginable sacrifices and losses.  Though peace and national independence have been restored for almost 40 years now, the basic rights and freedoms of the citizens are still being restricted and robbed as a matter of fact despite all the stipulations of the Vietnamese Constitution.  The values of peace and national independence and the price of so much sacrifice of past generations of Vietnamese have not yet visited on the current generations of Vietnamese, everything having been swindled and deceived by the Vietnamese communist authorities.

Such actions as the arrest, trial and incarceration of democracy activists who act in moderation represent criminal actions on the part of the Vietnamese communist authorities not only against the Vietnamese people but also crimes against human progressiveness.

I appeal to the governments of various nations, international human rights organizations, religious organizations around the world and the entire international community to use every means at their disposition, be it economical, political or diplomatic means, to demand that the Vietnamese authorities immediately and unconditionally free all democracy activists currently in jail in Vietnam.  Doctor of Laws Cu Huy Ha Vu also should be given his liberty right away and unconditionally.

I sincerely thank all of you for your concern and support.  May God bless you.

Sincerely yours,


NGUYEN VAN DAI
Attorney at Law

Dear Sir/Madam,

Tôi, luật sư Nguyễn Văn Đài, đã được phóng thích khỏi nhà tù của chế độ cộng sản sau bốn năm giam giữ theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Hiện tôi tiếp tục phải chịu án quản chế bốn năm tại nhà. Các phiên toà đã xử tôi rất bất công bởi những gì tôi làm đều phù với quyền con người đã được qui định tại điều 69 Hiến pháp Việt Nam, cũng như được qui định tại điều 19 công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Nay khi vừa được trở về với gia đình và xã hội, tôi lại chuẩn bị chứng kiến việc chính quyền Việt Nam đưa tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ra xét xử theo điều 88 Bộ luật hình sự vào ngày 4-4-2011. Tôi đã nghiên cứu rất kỹ bản cáo trạng mà Viện kiểm sát Hà Nội đưa ra để truy tố tiến sĩ Vũ, tất cả những tài liệu, chứng cứ mà họ đang sử dụng để cáo buộc tiến sĩ Vũ đều không có căn cứ, bởi những nội dung mà tiến sĩ Vũ nêu lên trong các bài viết, các cuộc phỏng vấn đều đúng với sự thật đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Việc tiến sĩ Vũ đòi xoá bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng là việc làm của một công dân có lương tâm và trách nhiệm với đất nước. Bất kỳ một công dân Việt Nam nào cũng có quyền và phải có trách nhiệm để làm việc này. Điều 4 Hiến pháp nói về quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam cũng bình đẳng với các điều khác trong Hiến pháp. Khi công dân Việt Nam nhận thức rằng một điều được qui định trong Hiến pháp hay luật mà không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam thì họ có quyền đòi hỏi sửa đổi hay xoá bỏ nó.
Đồng thời theo quan điểm của tôi và rất nhiều các luật sư, chuyên gia pháp luật thì điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam là một điều luật vi phạm Hiến pháp Việt Nam và công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Việc chính quyền Việt Nam đã xét xử và giam giữ hàng chục công dân Việt Nam yêu nước trong những năm qua và chuẩn bị xét xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào ngày 4-4-2011 theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam là sự trà đạp thô bạo Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Nhiều tổ chức Quốc tế bảo vệ nhân quyền, chính phủ một số nước đã kêu gọi trả tự do cho tiến sĩ Vũ và các tù nhân chính trị. Nếu chính phủ Việt Nam muốn lãnh đạo đất nước Việt Nam để hội nhập Quốc tế, và muốn làm bạn với các nước thì chính phủ Việt Nam phải đáp ứng lời kêu gọi này.
Đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh, nhân dân phải chịu biết bao hy sinh, mất mát. Hoà bình, độc lập dân tộc được gần 40 năm những các quyền chính trị cơ bản của người dân vẫn bị hạn chế và tước đoạt trên thực tế mặc dù Hiến pháp có qui định. Giá trị của hoà bình, độc lập dân tộc và biết bao sự hy sinh của các thế hệ người Việt Nam trước kia đã không được dành cho các thế hệ ngày hôm nay. Tất cả đã bị đảng cộng sản Việt Nam đánh cắp và lừa dối.
Những hành động bắt giữ, xét xử và giam cầm những người đấu tranh dân chủ một cách ôn hoà của chính quyền cộng sản Việt Nam là một hành động không chỉ chống lại nhân dân Việt Nam mà còn chống lại nhân loại tíên bộ trên toàn thế giới.
Tôi kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức Quốc tế bảo vệ nhân quyền, các tổ chức tôn giáo và toàn thể cộng đồng Quốc tế hãy sử dụng các biện pháp kinh tế,chính trị, ngoại giao để yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho những người đấu tranh dân chủ đang bị giam giữ. Trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của các quí vị
Nguyện Chúa chúc phước cho tất cả.

Trân trọng,
Nguyễn Văn Đài.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam.

Quyn t do thành lp đng(tiếng Vit - English)

Hà nội, ngày 21-4-2006
Trong những tháng đầu năm 2006, chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của phong trào vận động cho thể chế dân chủ trong nước, có sự tham gia của cả đảng viên Cộng sản và người ngoài đảng. Mục tiêu cũng như khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam là xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, công bằng và bác ái với một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng. Để đạt được mục tiêu và khát vọng đó thì phải khôi phục lại sự hoạt động của các đảng chính trị từng có ở Việt Nam trước đây như đảng Xã hội, đảng Dân chủ, Quốc Dân Đảng, Đại Việt, … và phải có sự ra đời của những đảng phái chính trị mới. Tôi là một luật sư hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo trong nhiều năm. Dưới đây, tôi đưa ra những nghiên cứu và quan điểm của cá nhân tôi về quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam trong lịch sử và theo Hiến pháp, pháp luật hiện hành. Tôi mong muốn có sự đóng góp ý kiến cũng như tranh luận của các luật sư, các nhà nghiên cứu pháp luật trong và ngoài nước nhằm cổ vũ cho sự khôi phục lại hoạt động cũng như sự thành lập mới của các đảng phái chính trị ở Việt Nam.

1/ Về mặt lịch sử:
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam có rất nhiều đảng phái chính trị cùng hoạt động bình đẳng với đảng Cộng sản, và tất cả điều có mục tiêu chung là dành độc lập dân tộc. Và ngày 2-9-1945 trong Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói : "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”.
(Trích Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa qui định tại Điều 1:“ Tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống , gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
Điều 5 qui định:“ Tất cả công dân Việt Nam đều ngang bằng về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa.”
Điều 7:“ Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền....”
Như vậy ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trong bản Hiến pháp đầu tiên, đại đa số nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và khẳng định Việt Nam là một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng. Và điều này đã được cụ thể trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó là một chính phủ đa đảng. Trong chính phủ đó ngoài Quốc dân đảng chỉ hiện diện trong một thời gian ngắn, còn đảng Xã hội và đảng Dân chủ đã hoạt động và tồn tại cùng với đảng Cộng sản cho đến năm 1988, là năm họ đã tự tuyên bố giải thể với lý do đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử(dù trong thực tế có thể có những lý do khác). Sự ra đời của các đảng chính trị trước đây, bao gồm cả đảng Cộng sản dưới thời Pháp thuộc là dựa vào sự ủng hộ của lực lượng quần chúng mà họ làm đại diện, sau đó họ tuyên bố thành lập chứ không phải theo một thủ tục pháp lý nào, và cũng không có bất kỳ một cơ quan nào để đăng ký hay cấp phép cho họ. Bản thân đảng Cộng sản đã được thành lập ở Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam.

Như vậy, cách đây hơn 60 năm, trên đất nước Việt Nam của chúng ta đã từng có một chính phủ dân chủ, đa đảng với một bản Hiến pháp hết sức tiến bộ mà lại trong bối cảnh đất nước lúc đó thù trong, giặc ngoài. Ngày nay, trong một đất nước hòa bình, thống nhất và xu thế dân chủ hóa diễn ra trên tòan cầu, thì không thể có lý do gì để hạn chế hay ngăn cản nhân dân Việt Nam xây dựng một xã hội dân chủ và đa đảng để cho tất cả mọi người dân đều có cơ hội tham gia vào xây dựng Tổ quốc.
2/ Về mặt pháp luật hiện hành:
Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam hiện nay không có Điều nào cấm hay hạn chế công dân của mình thành lập một đảng chính trị. Như vậy công dân Việt Nam có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm. Trong Hiến pháp Việt Nam hiện nay:
Điều 2 qui định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…”
Điều 50 qui định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, … được tôn trọng…”
Điều 53 qui định: “ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội,…”
Điều 69 qui định: “Công dân có quyền tự do lập hội,..”
Như vậy mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân và của nhân dân, người dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng cách lập những đảng chính trị khác nhau để đại diện cho mình. Vì trong Hiền pháp không có qui định cấm các đảng chính trị khác thành lập và hoạt động. Điều 4 Hiến pháp qui định đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhưng không qui định ở Việt Nam chỉ duy nhất có một đảng Cộng sản được tồn tại và phát triển. Như vậy đảng Cộng sản cũng chỉ là một tổ chức chính trị bình đẳng với các đảng phái và tổ chức chính trị khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
3/ Thực tiễn:
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, cả về khía cạnh lịch sử cũng như pháp lý, chưa bao giờ có thực tế sảy ra là một đảng chính trị này cho phép hay đồng ý cho một đảng chính trị khác ra đời hay thành lập. Mà các đảng chính trị được thành lập trên cơ sở có sự ủng hộ của một bộ phận người dân mà họ làm đại diện.
Thông thường ở các nước, các đảng phái chính trị được tự do thành lập. Và ở một số nước, họ có Tòa án Hiến pháp là nơi để các đảng chính trị đăng ký hoạt động hoặc Ủy ban bầu cử trung ương là nơi để các đảng chính trị đăng ký khi tham gia tranh cử.
Hiện tại, đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng 3 triệu đảng viên so với khoảng 83 triệu người Việt Nam, như vậy đảng cộng sản chỉ đại diện cho một bộ phận rất nhỏ dân số Việt Nam. Trong khi đó còn khoảng 80 triệu người Việt Nam có rất nhiều những ý kiến khác, những quan điểm khác về xây dựng đất nước, và họ có quyền có một hoặc nhiều chính đảng khác, ngoài đảng Cộng sản để đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của họ.
Do vậy cả về khía cạnh lịch sử, khía cạnh pháp lý và thực tiễn, mọi người dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,… đều đã và đang có quyền tự do thành lập đảng.
4/ Làm thế nào để thành lập được một đảng chính trị ở Việt Nam?
Đây là câu hỏi mà hiện nay rất nhiều người Việt Nam đang tìm câu trả lời. Theo nghiên cứu của cá nhân tôi thì cách làm dưới đây có thể phù hợp:
Trước hết là những công dân nào muốn hành lập một đảng chính trị mới, họ nên đứng ra thành lập một Ủy ban gọi là Ủy ban vận động thành lập đảng(việc thành lập Ủy ban này không phải xin phép). Uỷ ban này sau khi soạn thảo ra Điều lệ đảng và cương lĩnh tạm thời thì đưa ra cho quần chúng nhân dân để lấy sự ủng hộ. Ủy ban nên đặt ra khi thu được bao nhiêu chữ ký ủng hộ(ví dụ là 100, 500 hay 100.000,…) thì đủ để công bố thành lập đảng và làm lễ ra mắt trước tòan thể nhân dân Việt Nam và bè bạn Quốc tế.
Trước những đòi hỏi bức xúc của quá trình dân chủ hóa đất nước, những thành viên cũ cuả đảng Dân chủ và đảng Xã hội cùng với hậu duệ của họ hoàn toàn có quyền để khôi phục lại hoạt động của đảng Xã hội và đảng Dân chủ. Những thành viên của hai đảng này chỉ cần ra tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới về việc khôi phục lại hoạt động của họ mà không cần phải xin phép hay đăng ký vì lý do đơn giản trước đây họ tự giải tán thì nay họ có quyền tự phục hồi hoạt động của họ.
Việt Nam trong xu thế tất yếu đi đến một xã hội dân chủ với thể chế chính trị đa đảng đó là chân lý, mà chân lý thì không một ai có thể phủ nhận hoặc chối bỏ được. Tôi tin rằng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ tự đứng lên để nắm lấy quyền và cơ hội của mình, đừng bao giờ thụ động ngồi chờ vào sự ban cho của người khác.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/04/060425_quyenlapdang.shtml
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Văn phòng luật sư Thiên Ân - Đoàn luật sư Hà Nội
10 Đoàn Trần Nghiệp - Hà Nội, Việt Nam
Mobile: 84-953-753-179
Email: lawyerdaivn@gmail.com

The Right to Establish Political Parties

In the first few months of 2006, we have witnessed a robust development and coming of age of the democratic movement inside Viet-Nam that includes people both within and without the Communist party. The goal and aspiration of the entire Vietnamese populace is to build a free, fair democratic, and humane society under a pluralist, multi party system. In order to achieve those goal and aspiration, we must reestablish the operation of political parties that had existed before, such as the Socialist, Democratic, Vietnamese Nationalist Party, Dai Viet, etc. as well as the birth of new political parties.

I am an attorney who has practiced in the area of human rights and freedom of religion for many years. Following, I am presenting my views and findings regarding the right to establish political parties in history and in accordance with the constitution and current laws. I earnestly hope for the contribution as well as the debate from other attorneys, jurists, legislators, political analysts both in and outside of Viet-Nam in the hope of promoting the restoration of activities, as well as the establishment of new political parties in Viet-Nam.

1) Historical Precedent:
Before the August Revolution of 1945 in Viet-Nam, there were numerous political parties who operated on equal footing with the Communist party, all shared the same goal of independence for Vietnamese people. And on September 2, 1945, in the first declaration of independence for the Democratic Republic of Viet-Nam, president Ho chi Minh declared to the people of Viet-Nam and the world: “All men are created equal. Their creator has endowed them with unalienable rights, among these are, the right to life, liberty and the pursuit of happiness. Those immortal words are taken from the American declaration of independence in 1776. To expound further, it means all the people in the world are all born equal, that any race has the right to exist, the right to happiness and liberty. The declaration of civil and human rights of the French Revolution of 1791 also states: “People are born equal in rights; they must always have their freedom and equal rights.” Those are words that no one can deny…”

(Excerpt from the Democratic Republic of Viet-Nam’s Declaration of Independence of September 2, 1945)
The first Constitution of the Democratic Republic of Viet-Nam in 1946 stipulates in Article 1: “All the rights in our country belong to the entire Vietnamese populace, without regard to race, sex, wealth, status, class or religion.”

Article 5 prescribes: “ All the citizens of Viet-Nam are equal in all spheres: politics, economics, culture.”

Article 7: “All Vietnamese citizens are equal before the law, all have the right to participate in government…”

Thus right from the start, beginning with the Declaration of Independence that gave birth to the Democratic Republic of Viet-Nam’s and the first constitution, the majority of the Vietnamese people have chosen and affirmed that Viet-Nam is a pluralist, multi-party political system. This fact is concretized in the first establishment of government of the Democratic Republic of Viet-Nam as a pluralist government. In that government, aside from the Nationalist party, which existed only for a short period, the Socialist and Democratic parties have operated and coexisted with the Communist party until 1988, which was the year they self disbanded after proclaiming that they had completed their historical purposes (although in reality there maybe other reasons)

The emergence of past political parties, including the Communist party under French colonial rule, relied on the support of the populace which they represented, and subsequently and automatically proclaimed their formation, but not for having followed any legal procedures nor been duly registered or granted permission by any legal entity. The very establishment of the Vietnamese Communist Party was done in China, not in Viet-Nam.

Thus, more than 60 years ago, on Vietnamese soil (in our country), we had had a democratic government, multi party with a very progressive constitution given the background of internal strife and external threats. Today, in a peaceful and unified country and a general democratization movement worldwide, there is no reason to restrict or prevent the people of Viet-Nam from establishing a civil society, democratic and pluralist, allowing all people the chance to participate in the development of our fatherland.

2) Regarding current laws
Presently, there are no clause or provision in the constitution and laws of Viet-Nam that prohibit or restrict the citizenry from founding a political party. Therefore the citizens of Viet-Nam have the right to implement whatever the law does not forbid. In the current constitution of Viet-Nam:
Article 2 establishes: The government of the Socialist Republic of Viet-Nam is the government of the people, for the people, and by the people. All the power and rights of the government belong to the people…”

Article 50 stipulates: “In the Socialist Republic of Viet-Nam, the political rights of the people… are respected…”

Article 53 states: “Citizens have the right to participate and manage the government and society…”
Article 69 determines: “Citizens have the right to form associations…”
Therefore all the power of the State belongs to the people and derives its power from the people; the people have the right to participate and manage the state by forming different political parties to represent themselves, since there are no law or provision in the constitution that prohibit the formation and operation of other parties.
Article 4 states that the Communist Party of Viet-Nam assumes the leadership role for the State and society but it does not specify that the Communist party is the only organization that should exist and develop. Therefore the Communist party is just a political organization that is on the same rank with other parties and organizations that operate within the framework of the constitution and the law.

3) In reality:
In the evolution of human civilization, based on both historical and legal aspects, there has never been a political entity that legitimizes or confers the right for another political party to exist or operate. The political parties are established based on the support of a segment of a population that they represent.

Normally in many countries, political parties are free to form. And in a number of countries, they have a constitutional court where people can register to operate or they have a central electoral committee, where different parties can register and compete for votes. Presently the Vietnamese Communist Party has roughly 3 millions members out of a population of 83 millions Vietnamese, so the party only garners a small percentage of Vietnamese population. While there are 80 millions people who possess many ideas and different perspectives on how to develop Viet-Nam, and they have the right to belong to one or various legitimate parties - aside from the communist party - to represent their rights and their voices.

Therefore based on historical, legal and practical aspects, all Vietnamese regardless of race, gender, religions or beliefs…did and do have the right to form parties.

How to establish a political party in Viet-Nam?
This is a question that many Vietnamese are seeking answer. Based on my personal findings, perhaps the following methods are appropriate:

First of all, any and all citizens who would like to form a new political party should start to establish a Committee that is called the Committee to campaign for the organization of Parties (this committee does not need to get permission) After drafting temporary by-laws and guidelines, this committee should circulate them in public to enlist support . The Committee should prescribe a certain number to reach (100, 500, or 100.000, etc.) before they can inaugurate their party in front of the people of Viet-Nam friends and supporters around the world.

In the face of pressing and frustrating demands for the democratization process for Viet-Nam. the old members of the Democratic and Socialist parties and their descendants have complete right to restore the activities of their parties. Members of these two parties need only to declare in front of the people of Viet-Nam and the world their need to restore their operation without asking for permission or registration simply because they had disbanded on their own accord in the past, so now they can self restore their activities.

“Viet-Nam in the inexorable march towards a civil and democratic society based on a pluralist, multi-party system is the self-evident truth. And once that truth is out no one can deny its existence. I believe the young generation of Viet-Nam will rise up on their own volition to seize their power and opportunity, they will not wait passively for the blessing of others.”
In the first few months of 2006, we have witnessed a robust development and coming of age of the democratic movement inside Viet-Nam that includes people both within and without the Communist party. The goal and aspiration of the entire Vietnamese populace is to build a free, fair democratic, and humane society under a pluralist, multi party system. In order to achieve those goal and aspiration, we must reestablish the operation of political parties that had existed before, such as the Socialist, Democratic, etc... as well as the birth of new political parties.

I am an attorney who has practiced in the area of human rights and freedom of religion for many years. Following, I am presenting my views and findings regarding the right to establish political parties in history and in accordance with the constitution and current laws. I earnestly hope for the contribution as well as the debate from other attorneys, jurists, legislators, political analysts both in and outside of Viet-Nam in the hope of promoting the restoration of activities, as well as the establishment of new political parties in Viet-Nam.

1) Historical Precedent:
Before the August Revolution of 1945 in Viet-Nam, there were numerous political parties who operated on equal footing with the Communist party, all shared the same goal of independence for Vietnamese people. And on September 2, 1945, in the first declaration of independence for the Democratic Republic of Viet-Nam, president Ho chi Minh declared to the people of Viet-Nam and the world: “All men are created equal. Their creator has endowed them with unalienable rights, among these are, the right to life, liberty and the pursuit of happiness. Those immortal words are taken from the American declaration of independence in 1776. To expound further, it means all the people in the world are all born equal, that any race has the right to exist, the right to happiness and liberty. The declaration of civil and human rights of the French Revolution of 1791 also states: “People are born equal in rights; they must always have their freedom and equal rights.” Those are words that no one can deny…”

(Excerpt from the Democratic Republic of Viet-Nam’s Declaration of Independence of September 2, 1945)
The first Constitution of the Democratic Republic of Viet-Nam in 1946 stipulates in Article 1: “All the rights in our country belong to the entire Vietnamese populace, without regard to race, sex, wealth, status, class or religion.”

Article 5 prescribes: “ All the citizens of Viet-Nam are equal in all spheres: politics, economics, culture.”

Article 7: “All Vietnamese citizens are equal before the law, all have the right to participate in government…”

Thus right from the start, beginning with the Declaration of Independence that gave birth to the Democratic Republic of Viet-Nam’s and the first constitution, the majority of the Vietnamese people have chosen and affirmed that Viet-Nam is a pluralist, multi-party political system. This fact is concretized in the first establishment of government of the Democratic Republic of Viet-Nam as a pluralist government. In that government, aside from the Nationalist party, which existed only for a short period, the Socialist and Democratic parties have operated and coexisted with the Communist party until 1988, which was the year they self disbanded after proclaiming that they had completed their historical purposes (although in reality there maybe other reasons)

The emergence of past political parties, including the Communist party under French colonial rule, relied on the support of the populace which they represented, and subsequently and automatically proclaimed their formation, but not for having followed any legal procedures nor been duly registered or granted permission by any legal entity. The very establishment of the Vietnamese Communist Party was done in China, not in Viet-Nam.

Thus, more than 60 years ago, on Vietnamese soil (in our country), we had had a democratic government, multi party with a very progressive constitution given the background of internal strife and external threats. Today, in a peaceful and unified country and a general democratization movement worldwide, there is no reason to restrict or prevent the people of Viet-Nam from establishing a civil society, democratic and pluralist, allowing all people the chance to participate in the development of our fatherland.

2) Regarding current laws
Presently, there are no clause or provision in the constitution and laws of Viet-Nam that prohibit or restrict the citizenry from founding a political party. Therefore the citizens of Viet-Nam have the right to implement whatever the law does not forbid. In the current constitution of Viet-Nam:
Article 2 establishes: The government of the Socialist Republic of Viet-Nam is the government of the people, for the people, and by the people. All the power and rights of the government belong to the people…”

Article 50 stipulates: “In the Socialist Republic of Viet-Nam, the political rights of the people… are respected…”

Article 53 states: “Citizens have the right to participate and manage the government and society…”
Article 68 determines: “Citizens have the right to form associations…”
Therefore all the power of the State belongs to the people and derives its power from the people; the people have the right to participate and manage the state by forming different political parties to represent themselves, since there are no law or provision in the constitution that prohibit the formation and operation of other parties.
Article 4 states that the Communist Party of Viet-Nam assumes the leadership role for the State and society but it does not specify that the Communist party is the only organization that should exist and develop. Therefore the Communist party is just a political organization that is on the same rank with other parties and organizations that operate within the framework of the constitution and the law.

3) In reality:
In the evolution of human civilization, based on both historical and legal aspects, there has never been a political entity that legitimizes or confers the right for another political party to exist or operate. The political parties are established based on the support of a segment of a population that they represent.

Normally in many countries, political parties are free to form. And in a number of countries, they have a constitutional court where people can register to operate or they have a central electoral committee, where different parties can register and compete for votes. Presently the Vietnamese Communist Party has roughly 3 millions members out of a population of 83 millions Vietnamese, so the party only garners a small percentage of Vietnamese population. While there are 80 millions people who possess many ideas and different perspectives on how to develop Viet-Nam, and they have the right to belong to one or various legitimate parties - aside from the communist party - to represent their rights and their voices.

Therefore based on historical, legal and practical aspects, all Vietnamese regardless of race, gender, religions or beliefs…did and do have the right to form parties.

4) How to establish a political party in Viet-Nam?
This is a question that many Vietnamese are seeking answer. Based on my personal findings, perhaps the following methods are appropriate:

First of all, any and all citizens who would like to form a new political party should start to establish a Committee that is called the Committee to campaign for the organization of Parties (this committee does not need to get permission) After drafting temporary by-laws and guidelines, this committee should circulate them in public to enlist support . The Committee should prescribe a certain number to reach (100, 500, or 100.000, etc.) before they can inaugurate their party in front of the people of Viet-Nam friends and supporters around the world.

In the face of pressing and frustrating demands for the democratization process for Viet-Nam. the old members of the Democratic and Socialist parties and their descendants have complete right to restore the activities of their parties. Members of these two parties need only to declare in front of the people of Viet-Nam and the world their need to restore their operation without asking for permission or registration simply because they had disbanded on their own accord in the past, so now they can self restore their activities.

“Viet-Nam in the inexorable march towards a civil and democratic society based on a pluralist, multi-party system is the self-evident truth. And once that truth is out no one can deny its existence. I believe the young generation of Viet-Nam will rise up on their own volition to seize their power and opportunity, they will not wait passively for the blessing of others.”

Dân trí và chế độ dân chủ ở Việt Nam

Hà nội, ngày 1-6-2006

Trong bài viết trước của tôi về công dân Việt Nam có quyền tự do thành lập đảng, đã nhận được những ý kiến đóng góp tích cực từ nhiều phía, và trong đó chủ yếu là những ý kiến ủng hộ đa đảng hay phản đối việc đa đảng.
Những ý kiến phản đối việc đa đảng thì cho rằng do trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa đủ khả năng và hiểu biết về một xã hội dân chủ nên việc đa đảng sẽ gây ra nhiều bất ổn trong xã hội.
Trong bài viết này tôi sẽ đưa ra những minh chứng cho việc người dân Việt Nam hoàn toàn có đủ tri thức và khả năng để tiếp thu và xây dựng một Nhà nước dân chủ, đa đảng.
Trước hết, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử của dân tộc về những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20. Lúc đó dưới sự áp bức, cai trị của chủ nghĩa thực dân, nhu cầu đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc để dành độc lập đã lan rộng trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức.
Truyền thống đa dạng
Những phong trào yêu nước của cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh tuy không giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng nó là một tác nhân cho phong trào thành lập các chính đảng sau này.
Năm 1930 đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tại Trung Quốc, cuối thập niên 30 và sang đầu thập niên 40, một loạt các chính đảng được thành lập ở Việt Nam như: Quốc Dân Đảng, Đại Việt, đảng Dân Chủ, đảng Xã Hội, … Tất cả chúng ta ai cũng biết là lúc đó cuộc sống người dân Việt Nam nghèo nàn và lạc hậu, trên 80% dân số mù chữ và cả dân tộc đang bị cai trị một cách hà khắc của chủ nghĩa thực dân. Nhưng với tấm lòng yêu nước, tinh thần giải phóng dân tộc, một loạt các đảng phái chính trị đã ra đời để đấu tranh cho mục tiêu dành độc lập dân tộc.
Và đến năm 1945, Chính phủ và Quốc hội đa đảng đã được thành lập ở Việt Nam. Ở miền Bắc sau năm 1954 và trên cả nước sau năm 1975 cho đến năm 1988, tuy vẫn còn giữ cơ chế Chính phủ và Quốc hội đa đảng, nhưng việc cạnh tranh dân chủ giữa các đảng đã không còn nữa. Tuy nhiên, ở miền Nam việc bầu cử tự do và cạnh tranh dân chủ giữa các đảng phái vào Chính phủ và Quốc hội vẫn được duy trì cho đến trước 30-4-1975.
Chúng ta có thể thấy rằng trong thế kỷ trước người dân Việt Nam đã từng làm quen và xây dựng chế độ dân chủ đa đảng, mặc dù lúc đó dân trí thấp, lạc hậu, mù chữ, thông tin bị giới hạn.
Sau 30-4-1975, khoảng 2 triệu người Việt Nam đã di cư đến các quốc gia phát triển, với thể chế chính trị dân chủ, đa đảng. Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã hòa nhập rất nhanh vào nền văn hóa, kinh tế và chính trị của nước sở tại. Đại đa số đã thành đạt về kinh tế, và nhiều người đã thành đạt về chính trị, nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền.
Trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, có hàng trăm nghìn lao động và sinh viên Việt Nam làm việc và học tập ở Liên Xô cũ và các nước Cộng sản đông Âu. Sau khi những nước trên chuyển sang chế độ dân chủ, đa đảng, thì cộng đồng người Việt ở đó cũng đã hòa nhập nhanh chóng vào nền chính trị dân chủ mà họ không hề bỡ ngỡ hay gặp khó khăn gì. Và hiện nay đang có hàng trăm nghìn lao động Việt Nam đang sống và làm việc rất bình thường ở những nước dân chủ, đa đảng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan.
Qua những minh chứng ở trên, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam có đủ tri thức, kinh nghiệm, khả năng và tinh thần yêu nước để xây dựng một chế độ dân chủ, đa đảng.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc chiến chống lại sự nghèo nàn, lạc hậu, nạn tham nhũng và sự thoái về đạo đức đang quyết định đến vận mệnh của cả dân tộc, hoặc là chúng ta sẽ vươn lên để đuổi kịp các nước phát triển, hoặc là chúng ta sẽ mãi mãi tụt hậu, và làm thuê cho họ.
Khi đảng Cộng sản đã tỏ ra bất lực và không có khả năng trong cuộc chiến đó thì sự ra đời của các đảng phái chính trị sẽ phát huy sức mạnh của cả dân tộc để xây dựng một Nhà nước dân chủ, từ đó sẽ là tiền đề cho đất nước Việt Nam phát triển và cất cánh đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/05/060523_dantri_danchu.shtml

Trả lời phỏng vấn VOA

Việt Nam cần tôn trọng Hiến pháp (?)
Phỏng vấn Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Ðài

Intro:    Giới hữu trách Việt Nam đang chuẩn bị ráo riết cho cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 5, và theo dự kiến, sửa đổi hiến pháp là một trong những công tác quan trọng hàng đầu của quốc hội khóa mới. Trong khi đó, một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Ðài nói rằng ông đã phải ngồi tù một cách oan uổng trong 4 năm qua bởi vì tất cả những hành động của ông mà nhà chức trách đã dùng để kết án ông đều hoàn toàn phù hợp với các qui định trong luật cơ bản của Việt Nam hiện nay. Ban Việt Ngữ VOA đã tiếp xúc với luật sư Ðài để tìm hiểu thêm về vấn đề này và những ý kiến của ông liên quan tới vấn đề sửa đổi hiến pháp. Xin mời quí thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây:

VOA: Thưa luật sư, trong những cuộc phỏng vấn của báo đài nước ngoài trong những ngày vừa qua sau khi ông được thả khỏi nhà giam, ông nhất mực nói rằng ông không có tội vì những gì ông làm là phù hợp với hiến pháp. Xin ông giải thích thêm về việc này.

Nguyễn Văn Ðài: Cá nhân tôi cũng như đại đa số nhân dân Việt Nam, trong đó có rất nhiều người là đảng viên đảng cộng sản đều hiểu và nhận thức rằng thể chế chính trị độc đảng hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập toàn diện của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Sự không phù hợp của thể chế chính trị độc đảng đã gây ra những hệ luỵ nghiêm trong cho đất nước và nhân dân như: tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là giặc nội xâm của dân tộc; đạo đức, lối sống bị suy đồi, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng; môi trường ô nhiễm, rừng bị tàn phá; qui hoạch và kiến trúc đô thi thiếu cái tâm và tầm nhìn dẫn đến ách tắc giao thông nghiêm trọng ở các thành phố lớn, bộ mặt kiến trúc đô thị méo mó; hàng hoá tiêu dùng, thực phẩm kém chất lượng nhập lậu không được kiểm soát đã ảnh hưởng đến sức khỏe của các thế hệ người Việt Nam ngày hôm nay và các thế hệ sau này, quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến những thiệt hại to lớn cho nền kinh tế như vụ Vinashin, chính sách ngoại giao không phù hợp làm cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đang bị đe doạ nghiêm trọng…., còn có quá nhiều những sai lầm và yếu kém mà chính đảng cộng sản đã thừa nhận trong các kỳ hội nghị trung ương gần đây và đại hội đại biểu toàn quốc của họ mà tôi không thể nêu lên hết trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngắn như thế này. Tôi chưa từng thấy trên thế giới có một đảng cầm quyền nào có nhiều sai lầm và năng lực yếu kém như vậy.
Mọi công dân phải có trách nhiệm với thực trạng của đất nước. Do vậy tôi cùng với nhiều công dân khác sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được qui định tại điều 69 Hiến Pháp Việt Nam năm 1992 và tại điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị(Việt Nam đã gia nhập ngày 24 tháng 9 năm 1982) để bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai và ôn hòa, phê phán những chính sách đối nội và đối ngoại không phù hợp của đảng cộng sản, đòi hỏi đảng cộng sản phải dân chủ hoá xã hội, tôn trọng các quyền công dân đã được nghi nhận trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế. Đó là những việc làm phù hợp với tinh thần của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được hiến định và Công ước quốc tế công nhận. Còn chính quyền sử dụng điều 88 bộ luật hình sự là một trong những điều luật vi hiến và vi phạm Công ước quốc tế để đàn áp và giam giữ tôi trong suốt 4 năm qua là một việc làm sai trái và bất công. Họ không những đã vi phạm các quyền con người đã được nghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam mà còn vi phạm Công ước quốc về các quyền dân sự và chính trị. Việc làm trên của chính quyền đã gây ra sự bất bình của đông đảo người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước. Việc làm trên của chính quyền Việt Nam cũng đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ nhiều nước và cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Tôi luôn luôn khẳng định rằng những việc làm của mình là phù hợp với Hiến pháp, phù hợp Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Đồng thời tôi cũng thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mình với nhân dân và đất nước.

VOA: Trong thời gian trước khi bị bắt vào tù, nếu tôi nhớ không lầm, ông đã đôi lần nói tới việc nên quay lại với bản Hiến pháp 1946. Và trong thời gian gần đây, trên báo chí Việt Nam một số chuyên gia luật học và quan chức chính phủ cũng đã lên tiếng đề cao giá trị của bản hiến pháp này. Xin ông cho biết những đặc điểm của Hiến pháp 46, và theo ông, việc sửa đổi hiến pháp mà giới hữu trách Việt Nam dự định tiến hành trong thời gian tới đây nên được thực hiện như thế nào và sau khi sửa đổi có nên tổ chức trưng cầu dân ý không?

Nguyễn Văn Ðài: Trước tiên tôi đề cập những đặc điểm của Hiến pháp 1946. Tôi cũng có cùng quan điểm với một số chuyên gia luật học và quan chức chính phủ là đánh giá rất cao giá trị của bản Hiến pháp 1946. Ở đây chúng ta không đủ thời gian để nêu lên hết mọi ưu điểm của Hiến pháp 1946. Tôi chỉ muốn nêu lên một số ưu điểm nổi bật của Hiến pháp 1946 về các quyền công dân được qui định trong chương II. Tại điều 6 qui định: “Tất mọi công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”. Điều này có nghĩa là mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng và ngang quyền nhau khi tham gia hay thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị. Không cho phép một nhóm công dân nào được đặc quyền về chính trị, đặc quyền thành lập một đảng chính trị duy nhất.
Trong các điều qui định về quyền công dân không có cụm từ: “ theo qui định của pháp luật” như trong các bản Hiến pháp được sửa đổi sau này. Điều này có nghĩa là các quyền công dân là quyền đương nhiên và trực tiếp do Hiến định, không phải là sự ban cho hay bố thí của đảng cầm quyền. Vì vậy các văn bản luật dưới Hiến pháp không được hạn chế hay tước bỏ các quyền đã được Hiến pháp qui định. Tất cả các điều luật hay bất cứ một văn bản pháp luật nào được làm ra sau Hiến pháp mà hạn chế quyền công dân đều vi hiến.
Điều 20 qui định nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra. Điều này thể hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân khi mà đại biểu do nhân dân bầu ra không còn được nhân dân tín nhiệm, đại biểu không làm được những điều mà họ đã hứa với nhân dân khi ra ứng cử thì nhân dân có quyền bãi miễn họ.
Điều 21 qui định nhân dân có quyền quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia tức là mọi sửa đổi và bổ sung Hiến pháp mà nhân dân chưa phúc quyết thì những sửa đổi và bổ sung ấy không có giá trị. Đây là những qui định thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân để quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia trong đó nhân dân có quyền quyết định về chế độ chính trị. Thật đáng tiếc là việc sửa đổi các bản Hiến pháp sau này không những đã không tôn trọng quyền phúc quyết của nhân dân mà còn tước bỏ quyền này.
Một ưu điểm nổi bật của Hiến pháp 1946 là phi đảng phái chính trị, Hiến pháp 1946 không qui định đặc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội cho một đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Điều này thể hiện quyền bình đẳng về chính trị và mọi công dân đều có quyền và cơ hội ngang nhau để tham gia chính quyền (qui định tại điều 6 và 7) khi họ có đủ tài năng, đức hạnh có mong muốn được cống hiến phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Tóm lại theo quan điểm của cá nhân tôi thì Hiến pháp 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ hơn tất cả các bản Hiến pháp đã được sửa đổi và bổ sung sau này, thậm chí nó có giá trị ngang tầm với các bản Hiến pháp của các nước dân chủ,văn minh trên thế giới.

Thứ hai là tôi đề cập đến vấn đề sửa đổi Hiến pháp: Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên khai sinh ra nước Việt nam dân chủ Cộng hoà. Tại điều 70 qui định như sau:
“Điều 70 Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải được đưa ra toàn dân phúc quyết.”
Trong những lần sửa đổi Hiến pháp vào các năm 1959, 1980 và 1992 đều không được thông qua sự phúc quyết của toàn dân. Như vậy việc sửa đổi nói trên đều vi phạm vào điểm c điều 70 Hiến pháp 1946 và như thế các bản Hiến pháp này không có giá trị.
Theo quan điểm của tôi thì việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp phải gắn liền với tiến trình dân chủ hoá xã hội tức là một uỷ ban sửa đổi Hiến pháp được thành lập phải có sự tham gia của các chuyên gia pháp lý và đại diện của các đảng phái, tổ chức chính trị, tôn giáo. Sau khi uỷ ban sửa đổi Hiến pháp được thành lập thì uỷ ban này phải đề nghị quốc hội hiện hành ra một nghị quyết chấm dứt hiệu lực của Hiến pháp 1992 và lấy Hiến pháp 1946 làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung. Sau khi hoàn tất việc sửa, đổi sung thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết. Tôi mong rằng chúng ta sẽ có một cuộc trao đổi khác về nội dung cần có của một bản Hiến pháp mới.

VOA:   Trung tuần tháng 2 vừa qua, tờ Tuần Việt Nam cho đăng một bài viết về hiến pháp được nhiều người chú tâm bàn luận – đó    bài “Những ngộ nhận về hiến pháp” của Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương. Ông có nhận xét hay bình luận gì về bài viết này?

Nguyễn Văn Ðài: Tôi rất thích bài viết của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Phương, ông đã nêu lên và phân tích những bất cập trong suy nghĩ và nhận thức của chính quyền về việc sửa đổi Hiến pháp. Ông  cũng nêu những vấn đề không còn phù hợp của Hiến pháp 1992 và đó là những vấn đề cần phải sửa đổi. Cuối bài viết ông có nêu lên việc thành lập một toà án Hiến pháp độc lập là đòi hỏi bức bách và ông cho rằng có toà án Hiến pháp độc lập sẽ có tranh luận và như vậy sẽ có những sửa đổi có ý nghĩa. Tôi đồng ý rằng cần phải có một toà án Hiến pháp độc lập, nhưng toà án Hiến pháp này không thể hoạt động độc lập trong một thể chế chính trị độc đảng. Do vậy việc sửa đổi Hiến pháp để đáp ứng nguyện vọng và đòi hỏi dân chủ của người dân sẽ không đạt được. Có một điều mà tôi tin là tiến sĩ Nguyễn Sĩ Phương cũng như đại đa số người Việt Nam đều hiểu mà chưa dám nói ra đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc sửa đổi Hiến pháp cũng như trong bản Hiến pháp 1992 có quá nhiều các qui định không phù hợp đó là do thể chế chính trị độc đảng không còn phù hợp. Tôi cho rằng đảng cộng sản Việt Nam nên rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đông Âu trước đây và những gì đã và đang diễn ra ở các nước Bắc phi và Trung đông hiện nay tức là họ phải tôn trọng các quyền con người đã được nghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị mà họ đã ký kết và cam kết thực hiện. Và họ nên lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng và đòi hỏi dân chủ của nhân dân, chủ động thực hiện dân chủ hoá xã hội trước khi quá muộn.

VOA: Chân thành cám ơn Luật sư Nguyễn Văn Ðài đã dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Cầu chúc ông mọi sự tốt đẹp và mong sẽ có dịp được phỏng vấn ông trong tương lai gần đây.