Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Dear Johan
I am happy to answer your questions.
First 10 months(March 6th, 2007 to January 4th, 2008 it was very poor situation, they did not supply the clean water, no water for drink, food was only rice and a little dirty vegetable. They kept me with other criminals in the same room, there were about 25 per room. It was detention center No 1 of Hanoi city.
January 4th, 2008 they moved me to Nam Ha prison where they kept political and religious prisoners( it is far from Hanoi about 80 km). Nam Ha prison has 3 areas, and in my area there were about 140 political and religious prisoners in 3 rooms at that time and there were about other 40 who were Vietnamese people but worked as a spy for China. In the other area have about 30 political religious prisoners. All of 140 and other 30 are Christian from highland centre of Vietnam; they were arrested in 2001 and 2004. And now there are about over 100, the others finished their term and were released. Nam Ha prison is better than Hanoi detention center No 1. They gave us enough rice and vegetable, clean water for drink and they sell foods and we can buy and they allowed us to use coal stove. We could cook more food so we feel better. Only political prisoners are allowed to use coal stove and other 850 criminal prisoners are not allow to cook.
From the date of my arrest until now, I never recognize that what I had done is violated the law of Vietnam so when I was in Ha Nam prison I did not work and did not take part what they wanted me to do. Everyday, I read Bible, praying, learning English, and doing exercise. The others have to work from 7am to 10.30am, and 1pm to 4pm, they made handicraft production.
I was very lucky because I stayed with many Christians for 3 years. Every week, we prayed on Wednesday, study Bible on Saturday, we worshiped God on Sunday morning and afternoon. I shared the Words of God with them every two week, this encouraged me and I felt the time elapsed very quickly. This also helped me to grow up in spirit and faith.
When I was in prison, The International Committee for Religious Freedom of US visited me twice, first was in October 2007, the second was April 2009. US Ambassador visited me in October 2008. The delegation of Australian foreign ministry visited in November 2009. And the delegation of US State department and White house visited me in November 2010. Mennonite church of Vietnam visited me in February 2008.
Now, I still have 4 years been under surveillance by the ministry of police, I can not go out of the precinct where I live. In case I need to go to hospital or visit my family I have to get the permission from police and they follow me everywhere I go.
In March 8th, 2011 there were some pastors and evangelist came to see me, but when they left my apartment police stopped them and took them to police’s office, kept them 3,5 hours before released them.
In March 18th, the political secretary of US Embassy in Hanoi was coming to visit me, but 50 police and security officers stopped him in the alley to my building so he could not come to see me.
Few days ago, there were some of my friends came to my apartment without any problem. It seems better.
The ministry of justice withdrew my lawyer license and the trade department of Hanoi withdrew my company’s license. We have been married for 13 years but we don’t have children yet. Now we are having the medical treatment and it cost so expensive, the result seems to be good and we hope to have children soon.
I trust in God and I believe in what I have been doing is God’s will. I continue to struggle for religious freedom, democracy and human rights of Vietnam.
Pray for me and I need your assistance.
If you need any more information, please let me know. I look forward to hearing from you soon again.

God bless you.
Dai.

Tây Nguyên 2

Gần đây tổ chức Theo dõi nhân quyền(Human Rights Watch) đã đưa ra một bản báo cáo về việc chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp những người dân tộc Tây nguyên theo đạo Tin lành. Và chính phủ Việt Nam thường cáo buộc những người dân tộc Tây nguyên theo đạo Tin lành hoạt động ly khai nhằm thành lập tôn giáo Tin lành Đề ga. Tôi đã có hơn 3 năm được sống và sinh hoạt chung với những người Tin lành Tây nguyên tại nhà tù Nam Hà. Tôi tìm hiểu về cuộc sống, văn hoá, đức tin và đặc biệt là nguyên nhân tại sao có các cuộc biểu tình năm 2001 và 2004 đã dẫn đến hàng trăm người Tin lành Tây nguyên bị bắt giam trong tù, hàng ngàn người phải chạy trốn đi tị tạn ở nước ngoài. Tôi xin giới thiệu đến các độc giả của báo Người Việt và những người quan tâm khác sự thật này.


Tây nguyên là vùng đất nằm ở khu vực cao nguyên miền trung của Việt Nam, gồm 5 tỉnh Đắc lắc, Gia lai, Kon tum, Đắc nông và Lâm đồng. Thời kỳ Việt Nam Cộng Hoà được gọi Cao nguyên trung phần. Trước đó thời kỳ vua Bảo Đại(trước 1954) được gọi là Hoàng triều Cương thổ và được hưởng qui chế riêng. Các thế hệ người dân tộc Tây nguyên luôn nhớ về thời kỳ mà cha ông họ được hưởng qui chế tự trị đó.
Diện tích Tây nguyên rộng 54.639 km2, dân số Tây nguyên gồm 5 tỉnh hiện nay khoảng 5.200.000 người. Trong khi đó vào năm 1976 dân số Tây nguyên là 1.225.000 người, với 18 dân tộc, gồm có 853.820 người các sắc tộc thiểu số(chiếm 69,7% dân số). Nhưng đến năm 2004, dân số Tây nguyên đã tăng lên đến 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc. Trong đó dân tộc thiểu số là 1.181.337 người( chiếm 25,3% dân số). Một phần là gia tăng dân số tự nhiên, còn phần lớn là gia tăng dân số cơ học. Trước năm 1975, người dân tộc như Ê đê, Gia rai, Mnông, Ba na là những dân tộc chiếm đa số tại Tây nguyên, họ làm chủ cả vùng đất Tây nguyên về đất đai, rừng, tài nguyên, văn hoá, đặc biệt về tôn giáo. Cơ đốc giáo được đưa vào Tây nguyên từ cuối những năm 30 của thế kỷ trước và đã nhanh chóng được các dân tộc Tây nguyên tiếp nhận. Những người theo Cơ đốc giáo đã chiếm đa số và ảnh hưởng sâu sắc đến đến đời sống văn hoá, tín ngưỡng của người dân tộc Tây nguyên. Sự di dân ồ oạt từ các khu vực khác đến Tây nguyên từ năm 1976 đã khiến cho những người dân tộc Tây nguyên từ đa số thành thiểu số. Đất đai của tổ tiên họ đã khai phá biết bao đời để lại thì một phần bị chính quyền sát nhập vào các nông trường quốc doanh mà không được bồi thường hoặc được bồi thường không thoả đáng, một phần bị các quan chức chính quyền địa và người của họ cướp đoạt một cách trắng trợn. Người dân tộc Tây nguyên chỉ còn lại một phần đất nhỏ bé của mình. Đồng thời sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến nạn tàn phá rừng, huỷ hoại môi trường sống làm ảnh hưởng tiêu cực đến đến đời sống văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo của người Tây Nguyên. Tham nhũng và sự thiếu đầu tư của chính quyền đến cơ sở hạ từng từ sau năm 1975 cho đến cuối thập niên 90 đã bần cùng hoá người Tây nguyên.

Ngay sau khi thống nhất được đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền đã đối xử bất bình đẳng với những người dân tộc Tây nguyên theo Cơ đốc giáo, chính quyền xoá bỏ nhiều nhà thờ, bắt giam nhiều mục sư, truyền đạo, chấp sự của Hội Thánh, không cho các tín đồ nhóm họp, sinh hoạt tôn giáo. Đức tin của những người Tây nguyên là vô cùng mạnh mẽ. Sự đè nén và ức hiếp của chính quyền về tôn giáo, đất đai bị tước đoạt, môi trường sống của họ bị huỷ hoại đã buộc những người dân tộc Tây nguyên như Ê đê, Gia rai, Ba na, Mnông theo Cơ đốc giáo ở các tỉnh Đắc lắc,Gia lai, Đắc nông, Phú yên đứng lên biểu tình đòi tự do tôn giáo, nhân quyền, đòi chính quyền trả lại đất đai đã chiếm giữ của họ. Cuộc biểu tình vào tháng 2 năm 2001, đã tập chung được hàng chục nghìn người, kéo dài trong nhiều ngày. Chính quyền đã huy động cảnh sát và quân đội thẳng tay đàn áp những người biểu tình, rất nhiều người bị thương, bị mất tích, hàng ngàn người bị bắt và thẩm vấn, hàng ngàn người phải chạy trốn vào rừng, chạy sang Căm pu Chia xin tị nạn. Trong số hàng ngàn người bị bắt và thẩm vấn, sau đó có khoảng 500 người bị truy tố và xét xử từ 2 năm đến 18 năm tù về các tội phá hoại chính sách đoàn kết(điều 87), tội phá rối an ninh(điều 89). Còn những người khác bị giam từ 3 đến 9 tháng không xét xử và được phóng thích.
Sau vụ việc trên chính quyền không thay đổi chính sách về tôn giáo, họ vẫn gia tăng cấm đoán và đàn áp những người Cơ đốc giáo nhóm họp và sinh hoạt tôn giáo. Chính quyền tiến hành các chiến dịch truyền thông ở trong và ngoài nước cáo buộc những người Cơ đốc giáo Tây nguyên theo Fulro(một tổ chức đấu tranh vũ trang của người Tây nguyên trước năm 1975 đã không còn tồn tại), vu khống cho họ hoạt động dưới danh nghĩa tôn giáo nhằm thành lập nhà nước Đề ga, tin lành Đề ga.
Những người chạy trốn vào rừng và những người dân tộc Tây nguyên không cam chịu sự áp bức về tôn giáo và sự cáo buộc của chính quyền. Tháng 4 năm 2004, họ tiến hành cuộc biểu tình lần thứ 2. Như lần trước chính quyền thẳng tay đàn áp họ, hàng trăm người bị bắt và bỏ tù, nhiều người chạy trốn sang Căm pu Chia. Sau đó có rất nhiều người chạy trốn và bắt trong các năm sau này từ 2005 đến 2008. Họ tiếp tục bị truy tố và xét xử với các tội danh như: Tội phá hoại chính sách đoàn kết(Đ87); tội phá rối an ninh(Đ89); tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền(Đ91); tội chống người thi hành công vụ(Đ257).

Trong các vụ bắt giữ những người Tây nguyên, có rất nhiều người bị tra tấn, dùng nhục hình, ép cung. Tất cả các vụ án đều xét xử kín, không có thân nhân tham dự, không có luật sư bào chữa. Sau khi xét xử xong, họ đều bị đưa đi các trại giam rất xa gia đình của họ. Thời điểm đông nhất tại trại Nam Hà cách Tây nguyên hơn 1200 km có hơn 200 người Tin lành Tây nguyên bị giam giữ. Trại giam Thanh hoá cách Tây nguyên hơn 1000 km có khoảng 100 người.
Việc giam giữ họ cách xa gia đình là một việc làm rất vô nhân đạo, hầu hết các gia đình thân nhân của họ đều rất khó khăn về kinh tế, hằng năm chỉ ra thăm được một lần,với chi phí tốn kém, có những gia đình 2 hoặc 3 năm mới có điều kiện đến thăm một lần. Đồng thời không phải tất cả mọi thành viên đều đi được, chỉ một người đại diện cho cả gia đình gồm bố mẹ, con cái, anh chị em. Việc không được thăm gặp thường xuyên làm cho tình cảm vợ chồng, anh chị em, cha mẹ và con cái bị tổn thương. Trong khi đó những người bị giam giữ đều ở độ tuổi từ 20 đến 50. Họ có rất nhiều con nhỏ, cần sự chăm sóc,dạy dỗ của người cha.
Khi họ bị giam giữ tại trại giam cũng bị đối xử bất công, không được cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt, phải lao động ngày 8 tiếng, làm đủ định mức sản phẩm. Chống đối lao động thì bị xử phạt cùm. Với điều kiện lao động, sinh hoạt, cải tạo như nhau, xếp loại như nhau, nhưng khi giảm án thì những người Tây nguyên bao giờ cũng chỉ bằng ½ mức giảm án của các tù chính trị và tù thường phạm khác. Có nhiều trường hợp còn không được giảm án mà không có lý do.
Việc sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong trại giam thường xuyên bị đe dọa, họ không được nhận Kinh thánh, Thánh ca, và các sách tôn giáo. Mặc dù trong nôi qui trại giam không cấm.
Hàng tháng họ viết thư về nhà và trại giam có trách nhiệm gửi qua bưu điện về gia đình cho họ, những khi gia đình lên thăm thì được biết là rất hiếm khi gia đình của họ nhận được thư.

Tây Nguyên 1

Nhận định và đề nghị về những người tù tôn giáo và chính trị người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên.


Năm 2007 tôi đã bị Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xử 4 năm tù và 4 năm quản chế vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Trong thời gian ở trại giam Nam Hà tôi đã ở chung và sinh hoạt với nhiều người Thượng có quê quán ở Tây Nguyên nhưng bị đem giam giữ ở phía Bắc Việt Nam. Tổng cộng chính quyền Việt Nam hiện còn giam giữ khoảng 100 tù nhân tôn giáo và chính trị người dân tộc Tây nguyên. Trong danh sách đính kèm là tên của 81 người Thượng ở trại Nam Hà mà tôi có đầy đủ dữ kiện. Tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng cho họ và đòi hỏi cho họ được những nhân quyền căn bản.

Vấn đề đòi quyền sống
Tây nguyên là vùng đất nằm ở khu vực cao nguyên miền trung của Việt Nam, gồm 5 tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông và Lâm Đồng, với diện tích 54.639 km2 và dân số Tây nguyên hiện nay khoảng 5.200.000 người.
Trong khi đó vào năm 1976 dân số Tây nguyên là 1.225.000 người, với 18 dân tộc, gồm có 853.820 người các sắc tộc thiểu số (chiếm 69,7% dân số). Nhưng đến năm 2004, dân số Tây nguyên đã tăng lên đến 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc. Trong đó dân tộc thiểu số là 1.181.337 người( chiếm 25,3% dân số). Một phần là gia tăng dân số tự nhiên, còn phần lớn là gia tăng dân số cơ học. Trước năm 1975, người dân tộc như Ê đê, Gia rai, Mnông, Ba na là những dân tộc chiếm đa số tại Tây nguyên, họ làm chủ cả vùng đất Tây nguyên về đất đai, rừng, tài nguyên, văn hoá, đặc biệt về tôn giáo. Cơ đốc giáo chiếm đa số và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá, tín ngưỡng của họ. Sự di dân ồ oạt từ các khu vực khác đến Tây nguyên từ năm 1976 đã khiến cho những người dân tộc Tây nguyên từ đa số thành thiểu số. Đất đai của tổ tiên họ đã khai phá biết bao đời để lại thì một phần bị chính quyền sát nhập vào các nông trường quốc doanh mà không được bồi thường, một phần bị các quan chức chính quyền địa hoặc người của họ cướp đoạt một cách trắng trợn. Người dân tộc Tây nguyên chỉ còn lại một phần đất nhỏ bé của mình. Sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến nạn tàn phá rừng, huỷ hoại môi trường sống làm ảnh hưởng tiêu cực đến đến đời sống văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo của người Tây Nguyên.

Truy bức vì lý do tôn giáo và sắc tộc
Chính quyền đặc biệt đối xử bất bình đẳng với những người dân tộc Tây nguyên theo Cơ đốc giáo. Ngay sau khi thống nhất được đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm1975, chính quyền đã xoá bỏ nhà thờ, bắt giam những mục sư, truyền đạo, chấp sự của Hội Thánh, không cho các tín đồ nhóm họp, sinh hoạt tôn giáo. Sự đè nén và ức hiếp của chính quyền về tôn giáo, đất đai bị tước đoạt, môi trường sống của họ bị huỷ hoại trong suốt hơn hai thập kỷ đã buộc những người dân tộc Tây nguyên như Ê đê, Gia rai, Ba na, Mnông theo Cơ đốc giáo ở các tỉnh Đắc lắc,Gia Lai, Đắc Nông, Phú Yên đứng lên thực hiện quyền biểu tình theo điều 69 Hiến pháp Việt Nam để đòi tự do tôn giáo, nhân quyền, đòi chính quyền trả lại đất đai đã chiếm giữ của họ. Cuộc biểu tình vào tháng 2 năm 2001, đã tập trung hàng chục nghìn người, kéo dài trong nhiều ngày. Chính quyền đã huy động cảnh sát và quân đội thẳng tay đàn áp những người biểu tình, rất nhiều người bị thương, bị mất tích, hàng ngàn người bị bắt và thẩm vấn, hàng ngàn người phải chạy trốn vào rừng, chạy sang Căm pu Chia xin tị nạn. Trong số hàng ngàn người bị bắt và thẩm vấn, sau đó có khoảng 500 người bị truy tố và xét xử từ 2 năm đến 18 năm tù về các tội phá hoại chính sách đoàn kết (điều 87 Bộ luật Hình sự), tội phá rối an ninh (điều 89). Còn những người khác bị giam từ 3 đến 9 tháng không xét xử và được phóng thích.

Sau biến cố trên chính quyền không thay đổi chính sách về tôn giáo, họ vẫn gia tăng đàn áp những người Cơ đốc giáo ở Tây nguyên. Chính quyền tiến hành các chiến dịch truyền thông ở trong và ngoài nước vu khống những người Cơ đốc giáo Tây nguyên theo Fulro (một tổ chức vũ trang đòi tự trị của người Tây nguyên trước năm 1975 mà nay đã không còn tồn tại), vu khống cho họ âm ưu ly khai nhằm thành lập nhà nước Đề Ga núp sau các hoạt động tôn giáo của tin lành Đề ga.
Những người chạy trốn vào rừng và những người dân tộc Tây nguyên không cam chịu sự áp bức về tôn giáo và vu khống của chính quyền. Tháng 4 năm 2004, họ tiến hành cuộc biểu tình lần thứ 2. Như lần trước chính quyền thẳng tay đàn áp họ, hàng trăm người bị bắt và bỏ tù, nhiều người chạy trốn sang Căm pu Chia. Sau đó có rất nhiều người bỏ trốn và đã bị bắt trong các năm từ 2005 đến 2008. Họ tiếp tục bị truy tố và xét xử với các tội danh như: Tội phá hoại chính sách đoàn kết(Đ 87); tội phá rối an ninh(Đ 89); tội chống người thi hành công vụ (Đ 257), tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân(Đ 91). Một số người Thượng tị nạn ở Căm pu Chia bị Cao ủy tị nạn LHQ (UNHCR) cưỡng bức hồi hương về Việt Nam với hứa hẹn là chính quyền Việt Nam sẽ không trừng phạt họ vào ngày 1 tháng 3 năm 2002. Một thí dụ điển hình về việc này là vợ chồng ông bà Y Thớt và H. Thuy bị kết án tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền (Đ 91). Ông Y Thớt bị bắt năm 2004, bị kết án 10 năm tù và hiện ở buồng 15 phân trại I, trại giam Nam Hà, vợ là H. Thuy bị bắt năm 2005, bị kết án 4 năm tù và đầu năm 2009 đã được đặc xá sau 3 năm 6 tháng.

Giam giữ ở những trại giam xa nhà
Trong các vụ bắt giữ những người Tây nguyên, có rất nhiều người bị tra tấn, dùng nhục hình, ép cung. Tất cả các nạn nhân đều bị đưa ra xử kín, không có thân nhân tham dự, không có luật sư bào chữa. Sau khi xét xử xong, họ đều bị đưa đi các trại giam rất xa gia đình của họ, phần lớn bị đưa ra các tỉnh phía Bắc. Thời điểm đông nhất tại trại Nam Hà - một trại giam cách Tây nguyên hơn 1200 km - có hơn 200 người Tin lành Tây nguyên bị giam giữ. Trại giam Thanh hoá cách Tây nguyên hơn 1000 km có khoảng 100 người. Tất cả những người bị bắt, xét xử và giam giữ đều là người theo Cơ đốc giáo.

Việc giam giữ nạn nhân cách xa gia đình là một việc làm rất vô nhân đạo. Là những người sinh ra và lớn lên với điều kiện thiên nhiên mát mẻ của vùng đất Tây nguyên. Họ đã bị tách ra khỏi môi trường sống quen thuộc và khó thích ứng với một khí hậu khắc nghiệt rất nóng về mùa hè và rất lạnh về mùa đông của miền Bắc Việt Nam. Theo qui định, hàng tháng họ được viết thư về nhà và trại giam có trách nhiệm gửi qua bưu điện về gia đình cho họ. Nhưng nhiều người không viết được tiếng Việt. Nếu nhờ được người viết thư thì thư rất hiếm khi đến được tay gia đình. Hầu hết thân nhân của tù nhân Thượng đều rất khó khăn về kinh tế, có cố gắng lắm thì mỗi năm chỉ ra thăm được một lần vì chi phí rất tốn kém. Có những gia đình 2 hoặc 3 năm mới có điều kiện đến thăm chồng, cha, con một lần. Đồng thời không phải tất cả mọi thành viên đều được phép vào thăm mà chỉ một người đại diện cho cả gia đình gồm bố mẹ, con cái, anh chị em. Việc không được thăm gặp thường xuyên làm cho tình cảm vợ chồng, anh chị em, cha mẹ và con cái bị tổn thương. Trong khi đó những người bị giam giữ đều ở độ tuổi từ 20 đến 50 và có nhiều con còn nhỏ.

Nhiều tù nhân người Thượng ít được thăm nuôi cho nên không có gì để cải thiện thêm cho bữa ăn, trong khi khẩu phần ăn trong trại Nam Hà rất hạn chế và ít bổ dưỡng. Do đó họ phải phục vụ cho các phạm nhân khác để kiếm thêm chút tiền cải thiện bữa ăn. Sức khoẻ của họ yếu kém, thường xuyên ốm đau, có nhiều người đã bị chết trong tù không rõ nguyên nhân. Các tù nhân Thượng rõ ràng đã bị kỳ thị vì lý do sắc tộc, tôn giáo và bị o ép nhiều hơn so với các tù nhân người Kinh. Họ không được cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt, bị cưỡng bức lao động mỗi ngày 8 tiếng và phải làm đủ định mức sản phẩm. Ai chống đối lao động thì bị phạt cùm chân. Dù có thành tích lao động và cải tạo như nhau, và được xếp loại giống nhau, nhưng khi được đưa ra để xét giảm án thì những người Tây nguyên bao giờ cũng chỉ được giảm bằng ½ mức giảm án của các tù chính trị và tù thường phạm người Kinh khác. Có nhiều trường hợp còn không được giảm án mà không có lý do.
Như đã nói ở trên tất cả các tù nhân người Thượng đều theo đạo Cơ đốc. Tuy nhiên việc sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong trại giam thường gặp nhiều khó khăn. Thí dụ họ không được phép nhận Kinh thánh, Thánh ca, và các sách tôn giáo mặc dù trong nội qui trại giam không cấm.

Thỉnh nguyện:
Những người dân tộc Tây nguyên chỉ thực hiện nhân quyền khi đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và quyền sống. Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ, xét xử họ một cách bất công. Việc giam giữ họ xa gia đình là vô nhân đạo. Vậy nên tôi kêu gọi chính phủ các quốc gia dân chủ sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị, ngoại giao để yêu cầu chính phủ Việt Nam:
- trả tự do cho họ; và trong thời gian chờ đợi
- chuyển họ về những trại giam gần gia đình và tiện cho việc thăm nuôi;
- chấm dứt chính sách kỳ thị đối xử đối với các tù nhân người Thượng;
- bảo đảm các điều kiện sinh hoạt và sức khoẻ;
- bảo đảm quyền tự do sinh hoạt tôn giáo trong trại giam;
- cho phép đại diện của các cơ quan ngoại giao đến thăm và làm việc với những tù nhân người Thượng;
- mời Đại diện của Tổ Công tác Giam giữ Độc đoán (Working Group on Arbitrary Detention),  các Báo cáo viên LHQ sau đây đến thăm các tù nhân người Thượng ở trại Nam Hà:
- Special Rapporteur on the situation of human rights and fundamental freedoms of indigenous people,
- Special Rapporteur on freedom of religion or belief,
- Special Rapporteur on the situation of human rights and fundamental freedoms of indigenous people,
- Special Rapporteur on torture and other cruel, inhuman or degrading treatment or punishment

Hà Nội, ngày ……………..
Trân trọng kính chào



Nguyễn Văn Đài (luật sư)

Vụ bắt giữ Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn

Bản tin gửi các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội để tham khảo
(không phổ biến)

Một số vấn đề xung quanh vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn

1/ Một âm ưu được tính toán từ trước:

Khoảng một tuần trước khi diễn ra phiên toà xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, hầu hết các nhà đấu tranh dân chủ và bất đồng chính kiến đều được cơ quan an ninh tới thăm hoặc gọi điện thoại hỏi thăm xem có tới dự phiên toà xét xử tiến sĩ Vũ không. Riêng luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn không được tới thăm cũng như gọi điện thoại.
Từ sáng sớm ngày 3 tháng 4(một ngày trước phiên toà), cơ quan công an Hà Nội đã điều động lực lượng tới canh giữ trước cổng nhà của tất cả những người đấu tranh dân chủ và bất đồng chính kiến, không cho họ ra khỏi nhà từ sang ngày 3 tháng 4 cho đến khi phiên toà xét xử tiến sĩ Vũ kết thúc. Riêng nhà của luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn không bị canh giữ. Cơ quan công an đã để cho hai người tự do đi lại, và đi tới trước trụ sở toà án Hà Nội để chứng kiến phiên toà.
Ngay sau khi luật sư Quân và bác sĩ Sơn tới nơi, cơ quan công an đã cho một số công an phường Trần Hưng Đạo áp sát và gây ra xô xát, họ đã sử dụng vũ lực để đẩy hai người lên xe ô tô để đưa về công an phường. Ngay sau khi về tới trụ sở công an phường Trần Hưng Đạo, viện cớ hai người này gây rối trật tự công cộng, họ đã đưa cả hai lên công an quận Hoàn Kiếm. Tại đây họ đã bị cơ quan an ninh thẩm vấn chứ không phải cảnh sát hình sự(theo luật Việt Nam thì hành vi gây rối trật tự công cộng phải do cảnh sát hình sự thẩm vấn).
Đêm ngày 4 tháng 4, cơ quan công an và an ninh tiến hành khám xét nhà của luật sư Quân và bác sĩ Sơn, sau đó gia lệnh tạm giữ 3 ngày để điều tra. Hành vi gây rối trật tự công cộng diễn ra trên đường phố không cần thiết phải khám nhà, nhưng cơ quan công an và an ninh chỉ mượn cớ gây rối trật tự công cộng để khám nhà tìm tài liệu. Nhưng họ đã không tìm được bất tài liệu gì mà họ mong muốn.

2/ Những lý do khiến cơ quan an ninh Việt Nam phải dàn dựng âm ưu bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn:
Trong những năm gần đây, luật sư Quân là người công giáo đã tích cực hoạt động trong giáo hội, thành lập lên các hội đoàn thanh niên ở nhiều giáo sứ. Tham gia tích cực trong các buổi lễ cầu nguyện của nhà thờ Thái Hà trong các vụ tranh chấp đất đai với chính quyền. Tham gia Uỷ ban Hoà bình và Công lý của giáo hội công giáo. Luật sư Lê Quốc Quân đã tham gia ứng cử Quốc hội. Và có liên kết với nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác như bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Luật sư Quân đã mời bác sĩ Sơn tham gia một số buổi cầu nguyện tại giáo sứ Thái Hà và bác sĩ Sơn còn có phát biểu tại đó. Gần đây nhất là luật sư Quân, bác sĩ Sơn và một số người công giáo đã về thăm Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt và có buổi thảo luận tại đó. Ngoài ra hai người còn có nhiều hoạt động khác khiến cơ quan an ninh Việt Nam lo lắng. Cơ quan an ninh tìm cách để vô hiệu hoá hoạt động của luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hông Sơn do vậy đã dẫn đến vụ bắt giữ cả hai người vào ngày 4 tháng 4 năm 2011.

Thư gửi dân biểu Christ Smith

Dear Representative Christ Smith,

I am very happy to write this letter to you, and the first words I want to say is that I want to thank you from the bottom of my heart for the attention and support that you have given me over the years since my imprisonment on March 6, 2007. What you and your colleagues have done by campaigning and fighting for my personal freedom as well as my friends’ - and most of all - the democracy for our country, have become the catalyst that encouraged me to overcome all difficulties and hardships in my four years of incarceration. I firmly believe in the path that I have chosen, tempered with bravery, steadfastness and invaluable experience. These are the ingredients that will help the struggle for freedom, democracy and human rights in Vietnam to succeed.

Today the desire for a free society, democracy, and the respect for civil rights no longer belong to a small number of us, they have become the aspirations of all the people of Vietnam, but under the authoritarian and ruthless rule of the communist government of Vietnam not too many people dare to express their desires publicly. Any person who publicly expresses his desire for democracy or criticizes the weakness of the regime will be arrested. Currently, there are hundreds of people who struggle for religious freedom, democracy and human rights in Vietnam who are still held captive in the prisons of North and South Viet Nam. While in the Nam Ha prison, where I was imprisoned for more than four years, nine democracy activists and more than 100 Montagnards from the Central Highlands who’ve fought for religious freedom are still in custody there.

I understand that the struggle for freedom, democracy and human rights must be decided and undertaken by ourselves and our people. Yet in the initial stage when there are many people who are still afraid of the police sated and dare not participate in the struggle, then it behooves us that our small minority needs all the attention, support and help of the international community - including the government and people of the United States – it can get.

We are fully aware of our weaknesses and limitations, and that our lack of experience, not having been trained to lead, not having been able to coalesce and rally the forces of religion, students’, workers’ and peasants’, ... in the country; and the difficulty uniting our overseas Vietnamese brethren in the efficacious support for the movement in Vietnam. The most critical and glaring weakness is not being able to secure financial resource, stable enough to operate and develop our power in the country, and sending people abroad for training.

We, who are fighting for freedom and democracy in Vietnam are aware that Vietnam and the United States have a lot of mutual interests in the Asia Pacific region, both the U.S. and Vietnam will become stronger and more effective in maintaining peace and stability in Southeast Asia if we can build our relationship and align with one another in military and political spheres, as well as economically and diplomatically. So we want to build relationship with our U.S. ally in a comprehensive way. But this can only happen when Vietnam establishes a truly democratic system, eliminating any influence from the northern neighbor.

In this letter, I wish to express the above concerns with you, and in my next letter, I would like to address the problems that we can discuss, and how to coordinate our effort in carrying out the support for the struggle for freedom, democracy and human rights in Vietnam so that they can have early success. I pray that the relationship between the United States and Vietnam would soon be established.

Once again from my heart, I thank you so much for your concern and support over the years. I wish you health always.

May God bless you and your family,
Nguyen Van Dai

Dear Christ Smith,

Tôi rất vui mừng khi viết thư này cho ông và lời đầu tiên tôi muốn nói là cảm ơn ông rất nhiều bởi sự quan tâm và ủng hộ mà ông đã dành cho tôi trong những năm qua kể từ khi tôi bị cầm tù vào ngày 6-3-2007. Những gì mà ông và những đồng nghiệp của ông đã vận động và tranh đấu cho tự do của cá nhân tôi, những người bạn của tôi, cũng như tự do, dân chủ của đất nước chúng tôi, những điều đó đã khích lệ tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong bốn năm bị cầm tù. Tôi đã vững tin vào con đường mà tôi đã chọn, bản lĩnh vững vàng và kinh nghiệm phong phú. Những điều này sẽ giúp cho công cuộc tranh đấu vì tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam sớm đi đến thành công.

Ngày nay ước vọng về một xã hội tự do, dân chủ, các quyền con người được tôn trọng không còn của riêng một số it người chúng tôi, mà điều này đã trở thành khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam, nhưng dưới sự cai trị độc đoán và hà khắc của chính quyền cộng sản thì chưa có nhiều người Việt Nam dám bày tỏ công khai khát vọng của mình. Bất kỳ người nào bày tỏ công khai mong muốn dân chủ, phê phán những yếu kém của chính quyền đều bị bắt giam. Hiện nay còn hàng trăm người đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam còn bị giam giữ trong các nhà tù từ Bắc và Nam. Riêng nhà tù Nam Hà, nơi tôi bị giam cầm hơn ba năm còn có 9 người đấu tranh dân chủ và hơn 100 người Thượng ở Tây Nguyên đấu tranh cho tự do tôn giáo bị giam giữ ở đó.

Tôi hiểu rằng việc đấu tranh để giành tự do, dân chủ và nhân quyền phải do chính chúng tôi và nhân dân chúng tôi quyết định và thực hiện. Nhưng lúc khởi đầu khi mà còn nhiều người sợ hãi, chưa dám tham gia đấu tranh, thì số it người như chúng tôi rất cần sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng Quốc tế, trong đó có quốc hội, chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ.

Chúng tôi cũng đã nhận thức rõ được những yếu kém và hạn chế của mình đó là thiếu kinh nghiệm, chưa có những người được đào tạo bài bản để lãnh đạo, chưa đoàn kết và tập hợp được các lực lượng tôn giáo, sinh viên, công nhân, nông dân,… ở trong nước; những lực lượng người Việt ở hải ngoại chưa đoàn kết để ủng hộ cho phong trào trong nước. Một điểm yếu quan trọng nhất đó là không có nguồn tài chính đủ và ổn định để hoạt động và phát triển lực lượng trong nước, gửi người đi đào tạo ở nước ngoài.

Chúng tôi, những người đang đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam đều nhận thức rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có rất nhiều lợi ích chung trong khu vực châu Á thái bình dương, cả Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn trong việc duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực đông nam Á khi có mối quan hệ đồng minh với nhau về quân sự, chính trị, kinh tế và ngoại giao. Bởi vậy chúng tôi mong muốn xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ một cách toàn diện. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra khi Việt Nam thiết lập được một chế độ dân chủ thực sự, loại bỏ mọi ảnh hưởng từ người láng giềng phương bắc.

Trong lá thư này tôi chỉ mong muốn được bày tỏ một số điều nêu trên với ông, và trong lá thư tới tôi sẽ đề cập đến những vấn đề mà chúng ta có thể cùng bàn bạc và phối hợp thực hiện để làm sao công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền của Việt Nam sớm thành công. Mối quan hệ đồng minh toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sớm được thiết lập.

Một lần nữa từ trái tim của mình, tôi chân thành cảm ơn ông rất nhiều đã quan tâm và ủng hộ tôi trong những năm qua. Chúc ông luôn mạnh khoẻ.

Cầu Chúa ban phước trên ông và gia đình.

Nguyen Van Dai

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

As mentioned, I am wondering if you would like to give your
opinion about the seven-year sentence against Mr. Cu Huy Ha Vu today.

1) What is your reaction to the sentence ?

2) How much public support does Mr. Vu have ?

3) Why does he have this support ?

4) What will the impact of his sentence be on other people who might
wish to speak against the communist regime ?

5) What do you think was the reason that Vu was arrested and convicted ?

Thank you very much and best wishes to you.
Ian
 Ian Timberlake
 Bureau Chief
Dear Ian Timberlake,

I am very glad to answer your questions, I hope that you would please with my answers. Last week I sent a letter to this email address of you. I don’t know if you receive it?
If you have any further question, please don’t hesitate to contact me.
Here are my answers:

1/ I feel very disappointed about the verdict of Hanoi court. Mr. Vu has been falsely and unjustly charged by Article 88 of the Criminal Code of Vietnam. That Article 88 is unconstitutional. The sentence of Hanoi court for him is a political decision that has been decided before the trail opens.
2/ Mr. Vu has received the support of hundreds of the people who came to outside of Hanoi court this morning. Some religious organizations have prayed for him for past few days. Many political organizations of Vietnamese overseas supported him, some lawyers have complained his case to Human Rights Council of UN. Some international human rights organizations have appealed to the government of Vietnam to free him. His case has been gotten the attention of international communications and foreign embassies in Hanoi.
3/ Mr. Vu has this support because what he has done was legal in accordance with Article 69 of the Vietnamese constitution of 1992 and quite in line with the stipulations of Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights. And what he has done is to protect the environment of Vietnam, to protect the people whose legal benefits rights was stolen but they could not speak. His struggle for freedom, democracy and human rights is corresponding with the wishes of Vietnamese people nowadays.
4/ During past few years, the communist regime arrested many dissidents and kept them(including me) in the prison, but the democratic movement is still developing, there are many more people who speak against this regime nowadays. So I think that Mr. Vu’ sentence will not impact to us. We never scare the repression of the communist regime.
5/ There are many reasons that Mr. Vu was arrested and convicted following what the indictment of Hanoi Procuracy said. But I think that the main reason is the government would like to repress the democracy movement and protect the monopoly leadership of communist party.

Best Regards,

Dai.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Dear Sir/Madam,

I am Attorney Nguyen Van Dai, freshly released from jail in communist Vietnam after four years of incarceration following a trial where I was unjustly and falsely charged with crimes as defined in Article 88 of the Criminal Code of Vietnam.  This despite the fact that everything I did was legal in accordance with Article 69 of the Vietnamese Constitution of 1992 and quite in line with the stipulations of Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights.

Although I was just recently allowed to rejoin my family and society, I feel sorry to have to witness the upcoming trial of Doctor of Laws Cu Huy Ha Vu, again on the basis of Article 88 of the Criminal Code of Vietnam, currently scheduled for 4 April 2011.  I have studied very carefully the indictments that the Hanoi Procuracy intends to charge Doctor Vu with, all the accompanying documents and evidence that they are adducing in order to convict the defendant Cu Huy Ha Vu are totally ungrounded.  These are all baseless as the contents of what Dr. Cu Huy Ha Vu has to say in his written articles or [international radio] interviews are all reflections of reality as has happened and is happening in Vietnam today. 

The fact that Dr. Vu calls for the abolition of Article 4 of the Vietnamese Constitution and asks for a pluralistic and multiparty regime is merely the urging of conscientious and responsible citizen.  Article 4 of the Vietnamese Constitution enshrines the right of the Vietnamese Communist Party to lead the nation whereas it should be equal before the law, not merely in the Constitution but also in other legal dispositions applicable to its case.  Whenever a Vietnamese citizen realizes that whatever disposition stipulated in the Constitution or the law of the land is no longer in sync with the economic, political, cultural and social development of the country, he has the right to ask for an amendment or even its abolition. 

Furthermore, in my view and in the view of very many lawyers and legal experts, Article 88 of the Criminal Code of Vietnam is unconstitutional and violates the stipulations of the International Covenant on Civil and Political Rights.  The fact that the Vietnamese authorities have tried and incarcerated dozens of patriotic Vietnamese citizens in recent years and are preparing to try Doctor of Laws Cu Huy Ha Vu next 4 April 2011 on the basis of Article 88 of the Criminal Code of Vietnam represents a gross violation of the Vietnamese Constitution, of the Universal Declaration of Human Rights, and of the International Covenant on Civil and Political Rights.

The Vietnamese authorities have chosen to disregard all appeals by international human rights organizations and the governments of a number of countries, to free political prisoners and Dr. Cu Huy Ha Vu.  This is an unacceptable act of defiance at a time when they wish to lead Vietnam onto the path to international integration and befriending other nations.

Vietnam has gone through many decades of war and the Vietnamese people have undergone uncounted and unimaginable sacrifices and losses.  Though peace and national independence have been restored for almost 40 years now, the basic rights and freedoms of the citizens are still being restricted and robbed as a matter of fact despite all the stipulations of the Vietnamese Constitution.  The values of peace and national independence and the price of so much sacrifice of past generations of Vietnamese have not yet visited on the current generations of Vietnamese, everything having been swindled and deceived by the Vietnamese communist authorities.

Such actions as the arrest, trial and incarceration of democracy activists who act in moderation represent criminal actions on the part of the Vietnamese communist authorities not only against the Vietnamese people but also crimes against human progressiveness.

I appeal to the governments of various nations, international human rights organizations, religious organizations around the world and the entire international community to use every means at their disposition, be it economical, political or diplomatic means, to demand that the Vietnamese authorities immediately and unconditionally free all democracy activists currently in jail in Vietnam.  Doctor of Laws Cu Huy Ha Vu also should be given his liberty right away and unconditionally.

I sincerely thank all of you for your concern and support.  May God bless you.

Sincerely yours,


NGUYEN VAN DAI
Attorney at Law

Dear Sir/Madam,

Tôi, luật sư Nguyễn Văn Đài, đã được phóng thích khỏi nhà tù của chế độ cộng sản sau bốn năm giam giữ theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Hiện tôi tiếp tục phải chịu án quản chế bốn năm tại nhà. Các phiên toà đã xử tôi rất bất công bởi những gì tôi làm đều phù với quyền con người đã được qui định tại điều 69 Hiến pháp Việt Nam, cũng như được qui định tại điều 19 công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Nay khi vừa được trở về với gia đình và xã hội, tôi lại chuẩn bị chứng kiến việc chính quyền Việt Nam đưa tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ra xét xử theo điều 88 Bộ luật hình sự vào ngày 4-4-2011. Tôi đã nghiên cứu rất kỹ bản cáo trạng mà Viện kiểm sát Hà Nội đưa ra để truy tố tiến sĩ Vũ, tất cả những tài liệu, chứng cứ mà họ đang sử dụng để cáo buộc tiến sĩ Vũ đều không có căn cứ, bởi những nội dung mà tiến sĩ Vũ nêu lên trong các bài viết, các cuộc phỏng vấn đều đúng với sự thật đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Việc tiến sĩ Vũ đòi xoá bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng là việc làm của một công dân có lương tâm và trách nhiệm với đất nước. Bất kỳ một công dân Việt Nam nào cũng có quyền và phải có trách nhiệm để làm việc này. Điều 4 Hiến pháp nói về quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam cũng bình đẳng với các điều khác trong Hiến pháp. Khi công dân Việt Nam nhận thức rằng một điều được qui định trong Hiến pháp hay luật mà không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam thì họ có quyền đòi hỏi sửa đổi hay xoá bỏ nó.
Đồng thời theo quan điểm của tôi và rất nhiều các luật sư, chuyên gia pháp luật thì điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam là một điều luật vi phạm Hiến pháp Việt Nam và công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Việc chính quyền Việt Nam đã xét xử và giam giữ hàng chục công dân Việt Nam yêu nước trong những năm qua và chuẩn bị xét xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào ngày 4-4-2011 theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam là sự trà đạp thô bạo Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Nhiều tổ chức Quốc tế bảo vệ nhân quyền, chính phủ một số nước đã kêu gọi trả tự do cho tiến sĩ Vũ và các tù nhân chính trị. Nếu chính phủ Việt Nam muốn lãnh đạo đất nước Việt Nam để hội nhập Quốc tế, và muốn làm bạn với các nước thì chính phủ Việt Nam phải đáp ứng lời kêu gọi này.
Đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh, nhân dân phải chịu biết bao hy sinh, mất mát. Hoà bình, độc lập dân tộc được gần 40 năm những các quyền chính trị cơ bản của người dân vẫn bị hạn chế và tước đoạt trên thực tế mặc dù Hiến pháp có qui định. Giá trị của hoà bình, độc lập dân tộc và biết bao sự hy sinh của các thế hệ người Việt Nam trước kia đã không được dành cho các thế hệ ngày hôm nay. Tất cả đã bị đảng cộng sản Việt Nam đánh cắp và lừa dối.
Những hành động bắt giữ, xét xử và giam cầm những người đấu tranh dân chủ một cách ôn hoà của chính quyền cộng sản Việt Nam là một hành động không chỉ chống lại nhân dân Việt Nam mà còn chống lại nhân loại tíên bộ trên toàn thế giới.
Tôi kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức Quốc tế bảo vệ nhân quyền, các tổ chức tôn giáo và toàn thể cộng đồng Quốc tế hãy sử dụng các biện pháp kinh tế,chính trị, ngoại giao để yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho những người đấu tranh dân chủ đang bị giam giữ. Trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của các quí vị
Nguyện Chúa chúc phước cho tất cả.

Trân trọng,
Nguyễn Văn Đài.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam.

Quyn t do thành lp đng(tiếng Vit - English)

Hà nội, ngày 21-4-2006
Trong những tháng đầu năm 2006, chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của phong trào vận động cho thể chế dân chủ trong nước, có sự tham gia của cả đảng viên Cộng sản và người ngoài đảng. Mục tiêu cũng như khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam là xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, công bằng và bác ái với một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng. Để đạt được mục tiêu và khát vọng đó thì phải khôi phục lại sự hoạt động của các đảng chính trị từng có ở Việt Nam trước đây như đảng Xã hội, đảng Dân chủ, Quốc Dân Đảng, Đại Việt, … và phải có sự ra đời của những đảng phái chính trị mới. Tôi là một luật sư hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo trong nhiều năm. Dưới đây, tôi đưa ra những nghiên cứu và quan điểm của cá nhân tôi về quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam trong lịch sử và theo Hiến pháp, pháp luật hiện hành. Tôi mong muốn có sự đóng góp ý kiến cũng như tranh luận của các luật sư, các nhà nghiên cứu pháp luật trong và ngoài nước nhằm cổ vũ cho sự khôi phục lại hoạt động cũng như sự thành lập mới của các đảng phái chính trị ở Việt Nam.

1/ Về mặt lịch sử:
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam có rất nhiều đảng phái chính trị cùng hoạt động bình đẳng với đảng Cộng sản, và tất cả điều có mục tiêu chung là dành độc lập dân tộc. Và ngày 2-9-1945 trong Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói : "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”.
(Trích Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa qui định tại Điều 1:“ Tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống , gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
Điều 5 qui định:“ Tất cả công dân Việt Nam đều ngang bằng về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa.”
Điều 7:“ Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền....”
Như vậy ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trong bản Hiến pháp đầu tiên, đại đa số nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và khẳng định Việt Nam là một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng. Và điều này đã được cụ thể trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó là một chính phủ đa đảng. Trong chính phủ đó ngoài Quốc dân đảng chỉ hiện diện trong một thời gian ngắn, còn đảng Xã hội và đảng Dân chủ đã hoạt động và tồn tại cùng với đảng Cộng sản cho đến năm 1988, là năm họ đã tự tuyên bố giải thể với lý do đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử(dù trong thực tế có thể có những lý do khác). Sự ra đời của các đảng chính trị trước đây, bao gồm cả đảng Cộng sản dưới thời Pháp thuộc là dựa vào sự ủng hộ của lực lượng quần chúng mà họ làm đại diện, sau đó họ tuyên bố thành lập chứ không phải theo một thủ tục pháp lý nào, và cũng không có bất kỳ một cơ quan nào để đăng ký hay cấp phép cho họ. Bản thân đảng Cộng sản đã được thành lập ở Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam.

Như vậy, cách đây hơn 60 năm, trên đất nước Việt Nam của chúng ta đã từng có một chính phủ dân chủ, đa đảng với một bản Hiến pháp hết sức tiến bộ mà lại trong bối cảnh đất nước lúc đó thù trong, giặc ngoài. Ngày nay, trong một đất nước hòa bình, thống nhất và xu thế dân chủ hóa diễn ra trên tòan cầu, thì không thể có lý do gì để hạn chế hay ngăn cản nhân dân Việt Nam xây dựng một xã hội dân chủ và đa đảng để cho tất cả mọi người dân đều có cơ hội tham gia vào xây dựng Tổ quốc.
2/ Về mặt pháp luật hiện hành:
Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam hiện nay không có Điều nào cấm hay hạn chế công dân của mình thành lập một đảng chính trị. Như vậy công dân Việt Nam có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm. Trong Hiến pháp Việt Nam hiện nay:
Điều 2 qui định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…”
Điều 50 qui định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, … được tôn trọng…”
Điều 53 qui định: “ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội,…”
Điều 69 qui định: “Công dân có quyền tự do lập hội,..”
Như vậy mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân và của nhân dân, người dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng cách lập những đảng chính trị khác nhau để đại diện cho mình. Vì trong Hiền pháp không có qui định cấm các đảng chính trị khác thành lập và hoạt động. Điều 4 Hiến pháp qui định đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhưng không qui định ở Việt Nam chỉ duy nhất có một đảng Cộng sản được tồn tại và phát triển. Như vậy đảng Cộng sản cũng chỉ là một tổ chức chính trị bình đẳng với các đảng phái và tổ chức chính trị khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
3/ Thực tiễn:
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, cả về khía cạnh lịch sử cũng như pháp lý, chưa bao giờ có thực tế sảy ra là một đảng chính trị này cho phép hay đồng ý cho một đảng chính trị khác ra đời hay thành lập. Mà các đảng chính trị được thành lập trên cơ sở có sự ủng hộ của một bộ phận người dân mà họ làm đại diện.
Thông thường ở các nước, các đảng phái chính trị được tự do thành lập. Và ở một số nước, họ có Tòa án Hiến pháp là nơi để các đảng chính trị đăng ký hoạt động hoặc Ủy ban bầu cử trung ương là nơi để các đảng chính trị đăng ký khi tham gia tranh cử.
Hiện tại, đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng 3 triệu đảng viên so với khoảng 83 triệu người Việt Nam, như vậy đảng cộng sản chỉ đại diện cho một bộ phận rất nhỏ dân số Việt Nam. Trong khi đó còn khoảng 80 triệu người Việt Nam có rất nhiều những ý kiến khác, những quan điểm khác về xây dựng đất nước, và họ có quyền có một hoặc nhiều chính đảng khác, ngoài đảng Cộng sản để đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của họ.
Do vậy cả về khía cạnh lịch sử, khía cạnh pháp lý và thực tiễn, mọi người dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,… đều đã và đang có quyền tự do thành lập đảng.
4/ Làm thế nào để thành lập được một đảng chính trị ở Việt Nam?
Đây là câu hỏi mà hiện nay rất nhiều người Việt Nam đang tìm câu trả lời. Theo nghiên cứu của cá nhân tôi thì cách làm dưới đây có thể phù hợp:
Trước hết là những công dân nào muốn hành lập một đảng chính trị mới, họ nên đứng ra thành lập một Ủy ban gọi là Ủy ban vận động thành lập đảng(việc thành lập Ủy ban này không phải xin phép). Uỷ ban này sau khi soạn thảo ra Điều lệ đảng và cương lĩnh tạm thời thì đưa ra cho quần chúng nhân dân để lấy sự ủng hộ. Ủy ban nên đặt ra khi thu được bao nhiêu chữ ký ủng hộ(ví dụ là 100, 500 hay 100.000,…) thì đủ để công bố thành lập đảng và làm lễ ra mắt trước tòan thể nhân dân Việt Nam và bè bạn Quốc tế.
Trước những đòi hỏi bức xúc của quá trình dân chủ hóa đất nước, những thành viên cũ cuả đảng Dân chủ và đảng Xã hội cùng với hậu duệ của họ hoàn toàn có quyền để khôi phục lại hoạt động của đảng Xã hội và đảng Dân chủ. Những thành viên của hai đảng này chỉ cần ra tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới về việc khôi phục lại hoạt động của họ mà không cần phải xin phép hay đăng ký vì lý do đơn giản trước đây họ tự giải tán thì nay họ có quyền tự phục hồi hoạt động của họ.
Việt Nam trong xu thế tất yếu đi đến một xã hội dân chủ với thể chế chính trị đa đảng đó là chân lý, mà chân lý thì không một ai có thể phủ nhận hoặc chối bỏ được. Tôi tin rằng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ tự đứng lên để nắm lấy quyền và cơ hội của mình, đừng bao giờ thụ động ngồi chờ vào sự ban cho của người khác.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/04/060425_quyenlapdang.shtml
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Văn phòng luật sư Thiên Ân - Đoàn luật sư Hà Nội
10 Đoàn Trần Nghiệp - Hà Nội, Việt Nam
Mobile: 84-953-753-179
Email: lawyerdaivn@gmail.com

The Right to Establish Political Parties

In the first few months of 2006, we have witnessed a robust development and coming of age of the democratic movement inside Viet-Nam that includes people both within and without the Communist party. The goal and aspiration of the entire Vietnamese populace is to build a free, fair democratic, and humane society under a pluralist, multi party system. In order to achieve those goal and aspiration, we must reestablish the operation of political parties that had existed before, such as the Socialist, Democratic, Vietnamese Nationalist Party, Dai Viet, etc. as well as the birth of new political parties.

I am an attorney who has practiced in the area of human rights and freedom of religion for many years. Following, I am presenting my views and findings regarding the right to establish political parties in history and in accordance with the constitution and current laws. I earnestly hope for the contribution as well as the debate from other attorneys, jurists, legislators, political analysts both in and outside of Viet-Nam in the hope of promoting the restoration of activities, as well as the establishment of new political parties in Viet-Nam.

1) Historical Precedent:
Before the August Revolution of 1945 in Viet-Nam, there were numerous political parties who operated on equal footing with the Communist party, all shared the same goal of independence for Vietnamese people. And on September 2, 1945, in the first declaration of independence for the Democratic Republic of Viet-Nam, president Ho chi Minh declared to the people of Viet-Nam and the world: “All men are created equal. Their creator has endowed them with unalienable rights, among these are, the right to life, liberty and the pursuit of happiness. Those immortal words are taken from the American declaration of independence in 1776. To expound further, it means all the people in the world are all born equal, that any race has the right to exist, the right to happiness and liberty. The declaration of civil and human rights of the French Revolution of 1791 also states: “People are born equal in rights; they must always have their freedom and equal rights.” Those are words that no one can deny…”

(Excerpt from the Democratic Republic of Viet-Nam’s Declaration of Independence of September 2, 1945)
The first Constitution of the Democratic Republic of Viet-Nam in 1946 stipulates in Article 1: “All the rights in our country belong to the entire Vietnamese populace, without regard to race, sex, wealth, status, class or religion.”

Article 5 prescribes: “ All the citizens of Viet-Nam are equal in all spheres: politics, economics, culture.”

Article 7: “All Vietnamese citizens are equal before the law, all have the right to participate in government…”

Thus right from the start, beginning with the Declaration of Independence that gave birth to the Democratic Republic of Viet-Nam’s and the first constitution, the majority of the Vietnamese people have chosen and affirmed that Viet-Nam is a pluralist, multi-party political system. This fact is concretized in the first establishment of government of the Democratic Republic of Viet-Nam as a pluralist government. In that government, aside from the Nationalist party, which existed only for a short period, the Socialist and Democratic parties have operated and coexisted with the Communist party until 1988, which was the year they self disbanded after proclaiming that they had completed their historical purposes (although in reality there maybe other reasons)

The emergence of past political parties, including the Communist party under French colonial rule, relied on the support of the populace which they represented, and subsequently and automatically proclaimed their formation, but not for having followed any legal procedures nor been duly registered or granted permission by any legal entity. The very establishment of the Vietnamese Communist Party was done in China, not in Viet-Nam.

Thus, more than 60 years ago, on Vietnamese soil (in our country), we had had a democratic government, multi party with a very progressive constitution given the background of internal strife and external threats. Today, in a peaceful and unified country and a general democratization movement worldwide, there is no reason to restrict or prevent the people of Viet-Nam from establishing a civil society, democratic and pluralist, allowing all people the chance to participate in the development of our fatherland.

2) Regarding current laws
Presently, there are no clause or provision in the constitution and laws of Viet-Nam that prohibit or restrict the citizenry from founding a political party. Therefore the citizens of Viet-Nam have the right to implement whatever the law does not forbid. In the current constitution of Viet-Nam:
Article 2 establishes: The government of the Socialist Republic of Viet-Nam is the government of the people, for the people, and by the people. All the power and rights of the government belong to the people…”

Article 50 stipulates: “In the Socialist Republic of Viet-Nam, the political rights of the people… are respected…”

Article 53 states: “Citizens have the right to participate and manage the government and society…”
Article 69 determines: “Citizens have the right to form associations…”
Therefore all the power of the State belongs to the people and derives its power from the people; the people have the right to participate and manage the state by forming different political parties to represent themselves, since there are no law or provision in the constitution that prohibit the formation and operation of other parties.
Article 4 states that the Communist Party of Viet-Nam assumes the leadership role for the State and society but it does not specify that the Communist party is the only organization that should exist and develop. Therefore the Communist party is just a political organization that is on the same rank with other parties and organizations that operate within the framework of the constitution and the law.

3) In reality:
In the evolution of human civilization, based on both historical and legal aspects, there has never been a political entity that legitimizes or confers the right for another political party to exist or operate. The political parties are established based on the support of a segment of a population that they represent.

Normally in many countries, political parties are free to form. And in a number of countries, they have a constitutional court where people can register to operate or they have a central electoral committee, where different parties can register and compete for votes. Presently the Vietnamese Communist Party has roughly 3 millions members out of a population of 83 millions Vietnamese, so the party only garners a small percentage of Vietnamese population. While there are 80 millions people who possess many ideas and different perspectives on how to develop Viet-Nam, and they have the right to belong to one or various legitimate parties - aside from the communist party - to represent their rights and their voices.

Therefore based on historical, legal and practical aspects, all Vietnamese regardless of race, gender, religions or beliefs…did and do have the right to form parties.

How to establish a political party in Viet-Nam?
This is a question that many Vietnamese are seeking answer. Based on my personal findings, perhaps the following methods are appropriate:

First of all, any and all citizens who would like to form a new political party should start to establish a Committee that is called the Committee to campaign for the organization of Parties (this committee does not need to get permission) After drafting temporary by-laws and guidelines, this committee should circulate them in public to enlist support . The Committee should prescribe a certain number to reach (100, 500, or 100.000, etc.) before they can inaugurate their party in front of the people of Viet-Nam friends and supporters around the world.

In the face of pressing and frustrating demands for the democratization process for Viet-Nam. the old members of the Democratic and Socialist parties and their descendants have complete right to restore the activities of their parties. Members of these two parties need only to declare in front of the people of Viet-Nam and the world their need to restore their operation without asking for permission or registration simply because they had disbanded on their own accord in the past, so now they can self restore their activities.

“Viet-Nam in the inexorable march towards a civil and democratic society based on a pluralist, multi-party system is the self-evident truth. And once that truth is out no one can deny its existence. I believe the young generation of Viet-Nam will rise up on their own volition to seize their power and opportunity, they will not wait passively for the blessing of others.”
In the first few months of 2006, we have witnessed a robust development and coming of age of the democratic movement inside Viet-Nam that includes people both within and without the Communist party. The goal and aspiration of the entire Vietnamese populace is to build a free, fair democratic, and humane society under a pluralist, multi party system. In order to achieve those goal and aspiration, we must reestablish the operation of political parties that had existed before, such as the Socialist, Democratic, etc... as well as the birth of new political parties.

I am an attorney who has practiced in the area of human rights and freedom of religion for many years. Following, I am presenting my views and findings regarding the right to establish political parties in history and in accordance with the constitution and current laws. I earnestly hope for the contribution as well as the debate from other attorneys, jurists, legislators, political analysts both in and outside of Viet-Nam in the hope of promoting the restoration of activities, as well as the establishment of new political parties in Viet-Nam.

1) Historical Precedent:
Before the August Revolution of 1945 in Viet-Nam, there were numerous political parties who operated on equal footing with the Communist party, all shared the same goal of independence for Vietnamese people. And on September 2, 1945, in the first declaration of independence for the Democratic Republic of Viet-Nam, president Ho chi Minh declared to the people of Viet-Nam and the world: “All men are created equal. Their creator has endowed them with unalienable rights, among these are, the right to life, liberty and the pursuit of happiness. Those immortal words are taken from the American declaration of independence in 1776. To expound further, it means all the people in the world are all born equal, that any race has the right to exist, the right to happiness and liberty. The declaration of civil and human rights of the French Revolution of 1791 also states: “People are born equal in rights; they must always have their freedom and equal rights.” Those are words that no one can deny…”

(Excerpt from the Democratic Republic of Viet-Nam’s Declaration of Independence of September 2, 1945)
The first Constitution of the Democratic Republic of Viet-Nam in 1946 stipulates in Article 1: “All the rights in our country belong to the entire Vietnamese populace, without regard to race, sex, wealth, status, class or religion.”

Article 5 prescribes: “ All the citizens of Viet-Nam are equal in all spheres: politics, economics, culture.”

Article 7: “All Vietnamese citizens are equal before the law, all have the right to participate in government…”

Thus right from the start, beginning with the Declaration of Independence that gave birth to the Democratic Republic of Viet-Nam’s and the first constitution, the majority of the Vietnamese people have chosen and affirmed that Viet-Nam is a pluralist, multi-party political system. This fact is concretized in the first establishment of government of the Democratic Republic of Viet-Nam as a pluralist government. In that government, aside from the Nationalist party, which existed only for a short period, the Socialist and Democratic parties have operated and coexisted with the Communist party until 1988, which was the year they self disbanded after proclaiming that they had completed their historical purposes (although in reality there maybe other reasons)

The emergence of past political parties, including the Communist party under French colonial rule, relied on the support of the populace which they represented, and subsequently and automatically proclaimed their formation, but not for having followed any legal procedures nor been duly registered or granted permission by any legal entity. The very establishment of the Vietnamese Communist Party was done in China, not in Viet-Nam.

Thus, more than 60 years ago, on Vietnamese soil (in our country), we had had a democratic government, multi party with a very progressive constitution given the background of internal strife and external threats. Today, in a peaceful and unified country and a general democratization movement worldwide, there is no reason to restrict or prevent the people of Viet-Nam from establishing a civil society, democratic and pluralist, allowing all people the chance to participate in the development of our fatherland.

2) Regarding current laws
Presently, there are no clause or provision in the constitution and laws of Viet-Nam that prohibit or restrict the citizenry from founding a political party. Therefore the citizens of Viet-Nam have the right to implement whatever the law does not forbid. In the current constitution of Viet-Nam:
Article 2 establishes: The government of the Socialist Republic of Viet-Nam is the government of the people, for the people, and by the people. All the power and rights of the government belong to the people…”

Article 50 stipulates: “In the Socialist Republic of Viet-Nam, the political rights of the people… are respected…”

Article 53 states: “Citizens have the right to participate and manage the government and society…”
Article 68 determines: “Citizens have the right to form associations…”
Therefore all the power of the State belongs to the people and derives its power from the people; the people have the right to participate and manage the state by forming different political parties to represent themselves, since there are no law or provision in the constitution that prohibit the formation and operation of other parties.
Article 4 states that the Communist Party of Viet-Nam assumes the leadership role for the State and society but it does not specify that the Communist party is the only organization that should exist and develop. Therefore the Communist party is just a political organization that is on the same rank with other parties and organizations that operate within the framework of the constitution and the law.

3) In reality:
In the evolution of human civilization, based on both historical and legal aspects, there has never been a political entity that legitimizes or confers the right for another political party to exist or operate. The political parties are established based on the support of a segment of a population that they represent.

Normally in many countries, political parties are free to form. And in a number of countries, they have a constitutional court where people can register to operate or they have a central electoral committee, where different parties can register and compete for votes. Presently the Vietnamese Communist Party has roughly 3 millions members out of a population of 83 millions Vietnamese, so the party only garners a small percentage of Vietnamese population. While there are 80 millions people who possess many ideas and different perspectives on how to develop Viet-Nam, and they have the right to belong to one or various legitimate parties - aside from the communist party - to represent their rights and their voices.

Therefore based on historical, legal and practical aspects, all Vietnamese regardless of race, gender, religions or beliefs…did and do have the right to form parties.

4) How to establish a political party in Viet-Nam?
This is a question that many Vietnamese are seeking answer. Based on my personal findings, perhaps the following methods are appropriate:

First of all, any and all citizens who would like to form a new political party should start to establish a Committee that is called the Committee to campaign for the organization of Parties (this committee does not need to get permission) After drafting temporary by-laws and guidelines, this committee should circulate them in public to enlist support . The Committee should prescribe a certain number to reach (100, 500, or 100.000, etc.) before they can inaugurate their party in front of the people of Viet-Nam friends and supporters around the world.

In the face of pressing and frustrating demands for the democratization process for Viet-Nam. the old members of the Democratic and Socialist parties and their descendants have complete right to restore the activities of their parties. Members of these two parties need only to declare in front of the people of Viet-Nam and the world their need to restore their operation without asking for permission or registration simply because they had disbanded on their own accord in the past, so now they can self restore their activities.

“Viet-Nam in the inexorable march towards a civil and democratic society based on a pluralist, multi-party system is the self-evident truth. And once that truth is out no one can deny its existence. I believe the young generation of Viet-Nam will rise up on their own volition to seize their power and opportunity, they will not wait passively for the blessing of others.”